Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 1 Phần 2: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy: …/…/…
- Biết vận dụng những hiểu biết về lịch sử văn học về tác giả và phong cách nghệ thuật của tác giả về đặc điểm của các thể loại… để thực hiện đề tài, vấn đề nghiên cứu của mình
- Biết huy động các tri thức, kĩ năng, phương pháp, trải nghiệm, để viết được báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
Năng lực chung
- Rèn luyện nếp tư duy khoa học, biết vận dụng một số thao tác tư duy cơ bản nhằm chiếm lĩnh tri thức.
Năng lực đặc thù
- Biết liên kết nhiều nội dung tri thức, kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực.
- Giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi có sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được các chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề.
- Yêu thích Văn học trung đại Việt Nam và việc nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam
- Có ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa ông cha để lại.
- Tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc tập thể.
- Tranh, ảnh, bảng biểu, video clip liên quan đến nội dung bài học, máy tính có kết nối internet, máy chiếu,…
- Phiếu học tập của HS để chuẩn bị thảo luận.
- Bút màu, giấy A0 để trình bày sản phẩm
- Sách chuyên đề, SGK, SGV, sách tham khảo,…
- Tài liệu tham khảo mà học sinh thu thập được về văn học trung đại.
- Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành phần 1 của chuyên đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS xem một số hình ảnh và trả lời các câu hỏi: Những hình ảnh trên gợi cho chúng ta những hoạt động gì? Chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào?
Hình ảnh 1
Hình ảnh 2
Hình ảnh 3
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS xem, suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả: Dự kiến câu trả lời của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tâp và kết luận: Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.
Kết quả:
- HS nêu được những hoạt động thông qua hình ảnh: Viết, làm việc nhóm, thuyết trình.
- HS chỉ ra được mối liên hệ giữa các hoạt động quan trọng đó trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày một vấn đề.
GV dẫn dắt: Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu việc viết báo cáo một vấn đề văn học trung đại Việt Nam để củng cố hiểu biết về tác giả cũng như tác phẩm thời kì đó.
Hoạt động 1: Thế nào là viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Thế nào là viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ HS dựa vào kiến thức trong SHS để trả lời câu hỏi: + Thế nào là viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. |
I. Thế nào là viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam + Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam là trình bày và công bố những kết quả đã đạt được trong nghiên cứu một vấn đề của văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. + Báo cáo kết quả nghiên cứu là một kiểu văn bản thông tin khoa học thông tin về mục đích phương pháp, nội dung nghiên cứu và những kết luận khoa học được rút ra trong quá trình nghiên cứu.
|
Hoạt động 2: Cách thức viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ HS dựa vào kiến thức trong SHS để trả lời câu hỏi: + Khi thực hành viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam cần chuẩn bị những gì\? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Viết báo cáo Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ HS dựa vào kiến thức trong SHS để trả lời câu hỏi: + Khi viết nhan đề báo cáo nghiên cứu cần lưu ý điều gì? + Viết phần mở đầu của báo cáo gồm những phần nào? + Viết phần nội dung trong báo cáo nghiên cứu cần lưu ý điều gì? + Viết phần kết luận trong báo cáo nghiên cứu cần lưu ý điều gì? + Trình bày phần tài liệu tham khảo cần chú ý điều gì? + Trình bày phụ lục cần lưu ý gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
|
2.1. Chuẩn bị Khi thực hành viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam cần chuẩn bị những bước sau: + Sắp xếp hệ thống hóa các tài liệu đã thu thập được theo nội dung nghiên cứu – những nội dung đã được xác lập từ giả thuyết nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam. + Lựa chọn những dẫn chứng sẽ được sử dụng phân tích trong báo cáo nghiên cứu. + Lập đề cương/ dàn ý của báo cáo với những phần, chương, đề mục lớn. Thông thường đề cương/dàn ý có những phần chính sau: · Phần mở đầu: Nêu lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu đối tượng nghiên cứu phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu ( nếu cần thiết) · Phần nội dung: Nêu nội dung nghiên cứu theo trình tự: phần – chương – mục. Với một báo cáo nghiên cứu có dung lượng vừa phải thì nội dung nghiên cứu chỉ cần giới hạn ở các đề mục lớn. · Phần kết luận: tóm lược lại kết quả nghiên cứu, nên hướng nghiên cứu mở rộng nâng cao tiếp theo 1.2. Viết báo cáo 1.2.1. Viết nhan đề Viết nhan đền báo cáo nghiên cứu cần phải ngắn gọn và rõ ràng. Nêu được vấn đề văn học trung đại Việt Nam sẽ trình bày trong báo cáo. Nếu như vấn đề nghiên cứu rộng cần giới hạn phạm vi thì có thể nêu phạm vi giới hạn trong ngoặc đơn sau nhan đề. Ví dụ: Đặc điểm truyện truyền kì ( qua truyện kì mạn lục của Nguyễn Dữ). 1.2.2. Viết phần mở đầu - Viết lí do chọn vấn đề báo cáo: Có thể xuất phát từ những lí do chính như vị trí, tầm quan trọng của vấn đề trong chương trình học tập, tác dụng thiết thực của vấn đề đối với việc học tập của bản thân, đối với xã hội, yêu cầu phải thực hiện một nhiệm vụ học tập, bản thân say mê hứng thú…. + Ví dụ: nếu bạn chọn viết báo cáo về hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương thì bạn nên viết lí do: Tác giả Hồ Xuân Hương giữ vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam. Thơ Hồ Xuân Hương được giảng dạy trogn nhà trường. HÌnh tượng người phụ nữ là hình tượng trung tâm, nổi bật, đặc sắc trong thơ Hồ Xuân Hương. Qua hình tượng người phụ nữ, người đọc, người học thấy được giá trị nhân đạo trong sáng tác của Bà chúa thơ Nôm. - Viết mục đích nghiên cứu: Nêu rõ cái đích cần đạt về nội dung khoa hoc và tác dụng thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu trả lời câu hỏi “hướng vào việc gì?”; “ để làm gì”… - Viết đối tượng nghiên cứu: Xác định sự vật, hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu. - Viết phạm vi nghiên cứu: Xác định giới hạn về phạm vi tài liệu khảo sát về nội dung nghiên cứu. - Viết phương pháp nghiên cứu: Cần nêu được tên phương pháp, mục đích sử dụng phương pháp, cách thức tiến hành phương pháp. 1.2.3. Viết báo cáo - Phần nội dung là phần trọng tâm của báo cáo. Khi viết nội dung cần dựa trên cơ sở đề cương để trình bày lần lượt các nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học. - Thứ tự nội dung và kết quả nghiên cứu được sắp xếp theo trình tự xuất hiện trước – sau trong mối tương quan của các vấn đề nghiên cứu, hoặc theo mức độ quan trọng của nội dung và kết quả nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu được trình bày theo phạm vi vấn đề từ rộng đến hẹp. ở những công trình lớn thì bắt đầu từ phần rồi đến chương, từ chương đến các đề mục, từ đề mục đến tiểu mục. Ở những công trình có quy mô vừa phải thì có thể bắt đầu từ chương, quy mô nhỏ thì có thể bắt đầu từ đề mục. - Khi viết cần phân tích các dẫn chứng để làm sáng tỏ nội dung được trình bày trong báo cáo. Ví dụ: Với báo cáo về Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương có thể viết theo trình tự các đề mục/ nội dung sau: 1. Đối tượng người phụ nữ được thể hiện trong thơ Hồ Xuân Hương Người phụ nữ mang những đau khổ riêng của giới nữ ( tình duyên lỡ làng, cả nể trong tình yêu, đa thê trong hôn nhân, góa bụa…) 2. Bi kịch của người phụ nữ + Bi kịch về thể chất: lam lũ, vất vả… + Bi kịch về tinh thần: thân phận phụ thuộc, hạnh phúc bị sẻ chia, không trọn vẹn… 3. Vẻ đẹp và khát vọng của người phụ nữ + Vẻ đẹp, về hình thức, về phẩm chất ( thủy chung, son sắt, lòng vị tha, nhân hậu, ý thức về cá nhân, về giới nữ…) - KHát vọng: tình yêu, hạnh phúc, khát vọng sống, thay đổi số phận, thân phận. 1.2.4. Viết phần kết luận
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh diều, Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều CĐ 1 Phần 2: Viết báo cáo nghiên, soạn Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 1 Phần 2: Viết báo cáo nghiên