Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Hoạt động 2: Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa

  1. Mục tiêu: HS hiểu được ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa
  2. Nội dung thực hiện: GV cho HS tìm hiểu về thành tố văn hóa của ngôn ngữ
  3. Sản phẩm: Tìm hiểu của HS.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

(1)  Em hiểu thế nào về khái niệm văn hóa?

(2)  Trình bày mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa? Được thể hiện qua những đặc điểm chính nào?

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa

a. Khái niệm “văn hóa”

- Văn hóa là một hệ thống các giá trị hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.

- Văn hóa bao gồm có 2 bộ phận là van ư hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

+ Văn hóa vật thể là kết quả hoạt động sáng tạo của con người thể hiện ở các đông cụ lao động, phương tiện giao thông vận tải, truyền thông, nhà cửa hay trang phục….

+ Văn hóa phu vật thể bao gồm các phong tục tập quán, các chuẩn mực xã hội, thẩm mỹ, tôn giáo, kinh nghiệm sống, các tư tư tưởng thể chế xã hội….

ð  Văn hóa của một dân tộc, hiểu theo nghĩa căn bản nhất là toàn bộ những cái qua đó một dân tộc tự biểu hiện mình, tự nhận biết mình và giúp các dân tộc khác nhận biết mình. Bởi vậy văn hóa là nơi thể hiện rõ ràng nhất tinh thần dân tộc, bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là nơi thể hiện ý thức và phương thức tiếp nhận những giá trị của các dân tộc khác theo tinh thần cùng tham dụ và chia sẻ.

b. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

- Ngôn ngữ của mỗi dân tộc hình thành và phát triển trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc đó. Vì vậy bản thân ngôn ngữ là một thành tựu phát triển của dân tộc, mặt khác nó phản ánh nhận thức và kết quả hoạt động sáng tạo của cộng đồng dân tộc đó trong quá trình lao động sản xuất chinh phục thiên nhiên tổ chức xã hội.

- Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa, thuộc bộ phận văn hóa phi vật thể. Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu đặc trưng văn hóa tộc người. Điều này thể hiện rõ qua 4 đặc điểm sau:

+ Đặc trưng văn hóa dân tộc người được phản ánh trong từ ngữ. Từ ngưc trong ngôn ngữ nào cũng đều phản ảnh nhận thức cộng đồng, sử dụng ngôn ngữ ấy về các sự vật hiện tượng quen thuộc và ôi trường sống nói chung. NGười Việt sống ở vùng nhiệt đới, rừng núi nhiều sông suối lắm có biển rộng bao la sản vậy trên cạn dưới nước phong phú đa dạng lại làm lúa nước nên các ngôn từ về môi trường sống và môi trường lao động sản xuất rất đa dạng phong phú.

Ví dụ: Về cây lúa và sản phẩm từ cây lúa trong tiếng Anh là rice, tiếng Pháp là riz và tiếng Nga là rix thì tiếng Việt có đến 5 từ: mạ, lúa, thóc, gạo, cơm….

+ Đặc điểm thứ hai thể hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa là nghĩa của từ ngữ và cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ngôn ngữ đều phản ánh lối nghĩ riêng của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó.

Ví dụ: Từ cây với nghĩa gốc là thực vật thân cao đã chuyển nghĩa trong hàng loạt các từ ngữ biểu thị: đồ vật có một chiều cao nhất định cây cột, cây rơm….. ; năng lực kể chuyện ( cây hài, cây văn nghệ,…)

+ Một khía cạnh văn hóa khác được thể hiện qua ngôn ngữ là việc xưng hô. Các ngôn ngữ Ấn – Âu phổ biến như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga chỉ có từ sáu đến tám đại từ xưng hô. Hệ thống đại  từ xưng hô trong những ngôn ngữ này chủ yếu thể hiện những ý nghĩa ngữ pháp khái quát như ngôi và số.

Ngôi/ số

Số ít

Số nhiều

Ngôi thứ nhất

I

We

Ngôi thứ hai

You

You

Ngôi thứ ba

He/ she/ it

They

Tiếng Nga và tiếng Pháp có thêm sự phân biệt sắc thái trung tính và sắc thái thân mật trong cách gọi ngôi thứ hai. Trong ngôn ngữ này người ta thường gọi người đối diện bằng từ vous ( tiếng Pháp) hoặc vy ( tiếng Nga)… So với các ngôn ngữ trên thì hệ thống từ xưng hô của tiếng Việt phong phú và phức tạp hơn nhiều. Để xưng hô, người Việt sử dụng các từ ngữ sau:

(1)  Đại từ xưng hô: tôi, tao, tớ, nó, hắn, chúng tôi, chúng ta….

(2)  Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc: bố, mẹ, cậu, anh, chị, cô, chú….

(3)  Từ ngũ chỉ chức vụ: thầy, cô, bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ….

(4)  Chỉ định từ: đằng ấy, đây, đấy….

+ Một nét văn hóa đặc sắc trong cách xưng hô của người Việt Nam là phương châm xưng khiêm, hô tôn tức là khi tự gọi mình thì tỏ thái độ nhún nhường khiêm tốn, khi gọi người khác thì đề cao để tỏ thái độ trọng thị.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố thêm kiến thức về bản chất của ngôn ngữ
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi

Câu 1: Nghĩa của từ nước trong mỗi câu thơ sau đây trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du khác nhau như thế nào? Các nghĩa chuyển của từ nước gộ lên cho em điều gì về biểu hiện của văn hóa trong ngôn ngữ:

  • Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

  • Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai

  • Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

  • Phòng khi nước đã đến chân

Sao này thì liệu với thân sau này

  • Về đây nước trước bẻ hoa

Vương tôn quý khách ắt là đua nhau

  • Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyệt nhường màu da

Câu 2: Đọc văn bản “Cái bụng chứa… tinh thần” SGK chuyên đề Ngữ văn 11 – Cánh diều trang 42 và trả lời các câu hỏi:

  1. Bài viết phân tích đặc trưng văn hóa người Việt thể hiện ở nhóm từ nào trong Tiếng Việt?
  2. Theo tác giả các từ lòng, bụng, dạ, tâm, gan trong tiếng Việt thường biểu trưng cho điều gì? Những từ này thường chuyển nghĩ theo kiểu ẩn dụ hay hoán dụ?

Câu 3: Viết báo cao về một trong các đề tài sau:

  1. Sự chuyển nghĩa của từ mũi trong tiếng Việt
  2. Thành ngữ tục ngữ có từ đầu trong tiếng Việt

Câu 4: Từ những điều đã biết về bản chất văn hóa của ngôn ngữ em có thể rút ra những bài học gì cho việc học tập và sử dụng ngôn ngữ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trả lời nhanh các câu hỏi; bổ sung kiến thức.

Bước 4: Đánh giá, kết luận

  • GV nhận xét phần làm việc của HS và chốt kiến thức

Gợi ý trả lời:

Câu 1:

  • Dòng nước nghĩa đen chỉ dòng chảy uốn khúc quanh co
  • Nghiêng nước nghiêng thành: nghĩa chuyển chỉ vẻ đẹp kinh diễm của 2 chị em Thúy Vân – Thúy Kiều
  • Nghĩa chuyển: Chỉ ngựa xe nhộn nhịp
  • Nước đã đến chân: nghĩa chuyển chỉ những việc tấp nập kéo đến
  • Nước trước bẻ hoa: nghĩa chuyển thể hiện bản tính của Mã Giám Sinh
  • Mây thua nước tóc: Chỉ màu đen nhánh của mái tóc. Đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp của Thúy Vân
  • Thể hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là nghĩa của từ ngữ và cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ngôn ngữ đều phản ánh lối tư duy của tác giả Nguyễn Du.

Câu 2:

  1. Bài viết phân tích đặc trưng văn hóa của người Việt thể hiện ở nhóm từ chỉ bộ phận trong cơ thể con người, cụ thể là vị trí ổ bụng như: lòng, bụng, tâm, ruột, gan…
  2. Theo tác giả các từ lòng, bụng, tâm, ruột, gan… trong tiếng Việt biểu trưng phạm trù tinh thần của con người.

Ví dụ:

+ Cái bụng là vật chứa tiêu biểu những gì thuộc về tinh thần

+ Lòng được dùng rộng rãi nhất thể hện được tất cả những cung bậc tình cảm cảm xúc của con người: yêu thương, lo lắng, lúc tức giận, bồn chồn….

  • Những từ này thường chuyển nghĩa theo các kiểu ẩn dụ.

Câu 3: HS dựa vào chuyên đề 1 chọn 1 trong 2 đề tài và viết báo cáo.

Câu 4:

Từ sau những điều đã học có thể thấy rằng:

+ Ngôn ngữ cần đi liền với văn hóa, phong tục tập quán của con người.

+ Ngôn ngữ cần phải có vốn từ và quy tắc ngữ pháp chung thống nhất trong cộng đồng.

+ MỖi cá nhân đều có quyền làm giàu thêm ngôn ngữ mà mình đang sử dụng nhưng đều phải dựa vào vốn từ và quy tắc ngữ pháp chung của ngôn ngữ.

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (P2)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh diều, Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội, soạn Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay