Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 3 Phần 3: Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 3 Phần 3: Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

PHẦN III: VIẾT BÀI GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức:

- Nắm được cấu trúc và cách triển khai riêng của kiểu bài viết về một tác giả văn học

- BIết cách khai thác và sử dụng tư liệu trong việc viết bài giới thiệu về một tác giả văn học

- Làm rõ được những thành tựu nổi bật, những giá trị đặc sắc trong sự nghiệp văn chương của tác giả đó.

- Chọn được hướng viết phù hợp với mục tiêu cụ thể đã đề ra và khai thác được toàn bộ tư liệu đã chuẩn bị

- Sử dụng ngôn từ phù hợp diễn đạt mạch lạc, chuẩn mực

  1. Về năng lực:

Năng lực chung

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực đặc thù

- Nắm được các thông tin cơ bản về sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học

- Hiểu được đặc điểm về thời kì các nền văn học

- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và phân tích được các ngữ liệu tham khảo

  1. Phẩm chất

-   Tìm hiểu thông tin hiểu về cuộc đời, phong cách nghệ thuật cũng như quan điểm của tác giả đồng thời trân trọng những đóng góp của họ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

-  Một số tranh ảnh có trong SGK chuyên đề văn học Ngữ văn 11 hoặc do GV sưu tầm thêm được phóng to

-   Máy chiếu/ bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh, ảnh, tự liệu liên quan

-   Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm

-  Phiếu học tập: GV có thể chuyển từ một số câu hỏi trong SGK Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 thành phiếu học tập

-  Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm phiếu đánh giá (rubic) chấm bài viết trình bày của HS.

  1. Chuẩn bị của HS: Sách chuyên đề Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
  2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
  3. KHỞI ĐỘNG
  4. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mớ, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học viết bài giới thiệu về một tác giả văn học.
  5. Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mói.
  6. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
  7. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi: Tại sao lại cần tìm hiểu về một tác giả văn học? Theo em việc tìm hiểu về tác giả văn học có vai trò gì?

Gợi ý:

Việc tìm hiểu về tác giả văn học có vai trò vô cùng quan trọng. Phần nào giúp người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm cũng như hiểu hơn về tuyên ngôn mà tác giả thể hiện trong đứa con tinh thần của mình.

GV dẫn dắt: Ở tiết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về kiến thức đọc về một tác giả văn học. và ở tiết học hôm nay chúng ta sẽ triển khai nội dung viết về tác giả văn học. Phần nao sẽ giúp người đọc hiểu được những thành tựu nổi bật, giá trị đặc sắc trong sự nghiệp văn chương của tác giả đó.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặc điểm của bài giới thiệu về một tác giả văn học

  1. Mục tiêu: HS đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học
  2. Nội dung: HS dựa vào ngữ liệu để trả lời câu hỏi liên quan
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS liên quan đến bài học
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu tham khảo Thạch Lam (1910 – 1942) và thực hiện yêu cầu

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-     GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

(1)          Phần này giới thiệu điều gì về nhà văn Thạch Lam?

(2)          Người viết đã cung cấp những thông tin gì về nhà văn Thạch Lam?

(3)          Hãy xác định các quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam trong phần 3?

(4)          Ở phần 3 những câu văn nào cho biết đặc điểm phong cách nghệ thuật của Thạch Lam?

(5)          Câu văn cuối cùng thể hiện điều gì?

-     HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

Nhiệm vụ 2: Yêu cầu khi viết về một tác giả văn học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-     GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Từ việc đọc hiểu văn bản trên hãy rút ra các đặc điểm của bài giới thiệu về một tác giả văn học theo gợi ý:

·      Về nội dung

·      Về hình thức

-     HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Đọc ngữ liệu tham khảo Thạch Lam (1910 – 1942) và thực hiện yêu cầu

(1)  Phần 1 giới thiệu về năm sinh năm mất cũng như quê quán tên tuổi của Nhà văn Thạch Lam. Ngoài ra còn 1 số thông tin về tiểu sử và  cuộc sống của ông.

(2) Trong phần 2 người viết đã cung cấp một số thông tin về tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp cầm bút của ông, .

(3) Quan niệm nghệ thuật của tác giả Thạch Lam:

+ Thạch Lam cho rằng một nhà văn có thực tài phải là người có thể cảm nhận được mọi vẻ đẹp man mạc khắp vũ trụ.

+ Văn chương không phải  lấy cái đẹp làm cứu cánh, không phải ngợi ca cái đẹp mà xa rời hiện thực.

(4)Những câu văn thể hiện đặc điểm phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: “Ông là một nhà văn tiến bộ, thực sự đồng cảm chia sẻ với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ”; “ tác phẩm của ông vừa là con đẻ của một khuynh hướng sáng tác lãng mạn, lại vừa đan xen giá trị hiện thực”.

(5) Câu văn cuối cùng thể hiện tầm ảnh hưởng của tư tưởng nghệ thuật của Thạch Lam đối với cuộc đời.  

 

I.   Yêu cầu khi viết về một tác giả văn học

-   Về nội dung

+ bài viết thường cung cấp những thông tin sau về tác giả văn học: vài nét về tiểu sử, sự nghệp văn học ( quá trình sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu, có thể có các đề tài hoặc nội dung chính), có thể nêu thêm quan niệm nghệ thuật hoặc phong cách nghệ thuật. Ví dụ bài viết về Thạch Lam có các thông tin sau: tiểu sử ( ngày sinh, nơi sinh, họ tên, bút danh, tính cách); quá trình sáng tác và những tác phâm chính; quan niệm nghệ thuật, vị trí đóng góp của nhà văn và giá trị những sáng tác văn chương.

+ Bài viết cần thể hiện rõ và hợ lí những nhận định và thái độ đánh giá của người viết, chẳng hạn trong bài về Thạch Lam tác giả nêu nhận định “ Là một nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn. Thạch Lam yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp”. hay bày tỏ thái độ đánh giá “Từ những phát biểu gần như tuyên ngôn nghệ thuật cho đến sáng tác của Thạch Lam ta thấy ông là một nhà văn tiến bộ thực sự đồng cảm chia sẻ với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ. Điều đó giải thích vì sao các tác phẩm của Thạch Lam trải qua bao thử thách khắc nghiệt của thời gian vẫn giữ nguyên vẹn giá trị củ nó và vẫn được nhiều thế hệ bạn đọc tìm hiểu với một niềm say mê trân trọng.

-   Về hình thức

+ Bài viết cần có nhan đề: Nhan đề thường nêu tên tác giả văn học hoặc có thể nêu tên kèm nhận định khái quát. Ví dụ Đồng Đức Bốn – vị cứu tinh của thơ lục bát.

+ Mỗi khía cạnh nội dung về tác giả ( tiểu sử, sự nghiệp sáng tác…) thường được trình bày thành các phần, đoạn riêng, trong đó phần tiểu sử trình bày trước, rất ngắn gọn phần sự nghiệp văn học là phần chính.

+ Cần kết hợp phương thức thuyết minh với các phương thức khác biểu cảm, miêu tả, tự sự… trong bài viêt để tăng tính hấp dẫn nhất là bài viết về văn chương.

+ Nên sử dụng các trích dẫn trong bài viết để làm rõ các nhận định đánh giá, tăng tính thuyết phục cho bài viết, nhưng tùy bối cảnh và yêu cầu mà việc trích dẫn nhiều hay ít. Nhìn chung không nên trích dẫn dài, đồng thời cần trích dẫn ý kiến của người có uy tín về nhân cách và chuyên môn.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 3 Phần 3: Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh diều, Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều CĐ 3 Phần 3: Viết bài giới thiệu, soạn Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 3 Phần 3: Viết bài giới thiệu

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay