Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/….

Ngày dạy: …/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2

TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Hiểu được ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là một bộ phận cấu thành của văn hóa
  • Nhận biết và đánh giá được các yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
  • Biết vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ hiện đại trong giao tiếp

 

 

Ngày soạn:…/…/….

Ngày dạy: …/…/…

PHẦN 1: BẢN CHẤT XÃ HỘI – VĂN HÓA CỦA NGÔN NGỮ

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

- Hiểu được những bản chất xã hội – văn hóa của ngôn ngữ đồng thời áp dụng nó vào trong hoàn cảnh thực tế của văn học.

- Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa từ đó có những cách ứng dụng cho phù hợp với hoàn cảnh.

  1. Về năng lực

Năng lực chung

-   Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

Năng lực đặc thù

- Biết liên kết nhiều nội dung tri thức, kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực.

- Giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi có sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được các chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề.

  1. Phẩm chất

- Yêu thích ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

- Có ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa ông cha để lại.

- Tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc tập thể.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. 1. Thiết bị dạy học

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. 2. Chuẩn bị của HS: Sách chuyên đề Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. A. KHỞI ĐỘNG
  2. a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề đối với HS
  4. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  1. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mớ, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học bản chất xã hội – văn hóa của ngôn ngữ
  2. Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết câu hỏi đặt ra ở đầu bài
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt câu hỏi:

  • Gió, mưa, nắng… là hiện tượng tự nhiên, còn lễ hội, cưới hỏi, thờ cúng là hiện tượng xã hội. Hãy nêu một số ví dụ về hiện tượng xã hội và thử giải thích cơ sở để bạn coi đó là những hiện tượng xã hội?
  • Bạn đang học ngoại ngữ nào? Qua ngoại ngữ đó bạn biết được gì về đời sống vật chất, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lí của người bản ngữ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS xem, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả

  • Dự kiến câu trả lời của HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tâp và kết luận

  • Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.

Gợi ý:

  • Khái niệm “hiện tượng xã hội” thường được diễn giải trong sự đối lập với “hiện tượng tự nhiên”. Hiện tượng xã hội là hiện tượng chỉ nảy sinh trong đời sống của một nhóm người hay cộng đồng, biến đổi, chuyển hóa, phát triển theo diễn biến đời sống của nhóm người hay cộng đồng đó. Còn hiện tượng tự nhiên là hiện tượng tồn tại, biến đổi độc lập vào đời sống của con người. Tuy hoạt động của con người cũng có thể tác động đến thế giới tự nhiên làm xuất hiện hoặc gia tăng những hiện tượng tự nhiên bất thường, nhưng dù không có con người thì hiện tượng tự nhiên nói chung vẫn tồn tại và thay đổi theo quy luật riêng của nó.
  • HS có thể nêu ra bất kì ngoại ngữ nào: Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật… Các biểu hiện của đời sống vật chất, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lí của người bản ngữ thể hiện qua ngôn ngữ này rất phong phú. Ví dụ: Tiếng Anh có Christmas ( còn gọi là Noel, lễ giáng sinh lễ hội kỉ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su, một ngày lễ lớn hàng năm ở nhiều quốc gia có đông người dân theo dân Thiên chúa giáo); Black bread ( bánh mì làm bằng bột lúa mạch đen một món ăn quen thuộc của người Châu Âu)…..

GV dẫn dắt: Ngôn ngữ là một trong thứ phương tiện để thể hiện ý tưởng cũng như truyền đạt thông điệp mà tác giả gửi gắm. Vậy bản chất của ngôn ngữ là gì bạn đã biết chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài học Bản chất xã hội và văn hóa của ngôn ngữ ngay sau đây.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

  1. Mục tiêu: HS hiểu được ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
  2. Nội dung thực hiện: GV cho HS tìm hiểu chức năng của ngôn ngữ trong xã hội
  3. Sản phẩm: Tìm hiểu của HS.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

(1) Theo các nhà khoa học gà cũng biết tỉ tê với gà. Khi dắt bầy con đi kiếm mồi, gà mẹ kêu đều đều: “cúc…cúc…cúc..” có nghĩa là “không có gì nguy hiểm”. GÀ mẹ vừa bới vừa kêu nhanh: “cúc…cúc..cúc” tức là nó gọi “Lại đây mau, môi ngon lắm”. Còn khi nó xù lông, kêu gấp “Roóc roóc” thì có nghĩa là “Nguy hiểm! nấp mau!” Đàn con lập tức phải chui hết vào cánh mẹ, nằm im.

Dựa vào thông tin trên và những kiến thức thu  nhận được từ các nguồn khác, hãy trình bày suy nghĩ của em: Các loài vật có thể giao tiếp với nhau bằng những cách nào? Phương tiện giao tiêp của chúng có những hạn chế như thế nào so với ngôn ngữ của loài người?

(2) Hãy tìm đọc về ngôn ngữ kí hiệu ( thủ ngữ) dành cho người khiếm thính. Theo em việc sử dụng loại ngôn ngữ kí hiệu này có phủ nhận vai trò của ngôn ngữ không? Vì sao?

(3) Từ câu chuyện của cô bé Ô-xa-na Ma-lay-a đã dẫn trong bài học em có suy nghĩ gì về năng lực sử dụng ngôn ngữ của con người? Cụ thể:

+ Vì sao khi được phát hiện và đựa về trại trẻ, Ma-lay-a không biết nói?

+ Vi sao Ma-lay-a nói tiếng Nga? Giả sử cô bé được một nhóm người Anh hoặc Pháp nuôi dưỡng thì cô sẽ nói tiếng gì?

+ Điều gì ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và tư duy của Ma-lay-a?

(4) Từ những điều đã biết về bản chất xã hội của ngôn ngữ, em có thể rút ra những bài học gì cho việc học tập và sử dụng ngôn ngữ?

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

a. Chức năng của ngôn ngữ trong xã hội

- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của xã hội loài người. Để giao tiếp con người có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau như củ chỉ; tín hiệu hình khối, âm thanh và ánh sáng…. Song tất cả các phương tiện trên đều rất nghèo nàn về số lượng và ý nghĩa của kí hiệu và phạm vi sử dụng so với số lượng và ý nghĩa vô cùng phong phú tinh tế của từ ngữ, về phạm vi sử dụng hết sức rộng rãi của ngôn ngữ.

- Cùng với chức năng giao tiếp ngôn ngữ còn là công cụ tư duy của con người. Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình nhận thức suy nghĩ không có từ ngữ nào câu nào không biểu hiện nhân thức của con người về sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng…..

(1) Các loài vật có thể giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ đặc biệt của chúng có thể bằng tiếng kêu, bằng ngôn ngữ cơ thể….. Phương tiện giao tiếp của chúng có những hạn chế so với ngôn ngữ của loài người rất nhiều. Trong khi loài người có thể thể hiện bằng tiếng nói, hành động thậm chí ánh sáng, âm nhạc thì động vật luôn bị giới hạn trong khuôn khổ gò bó.

(2) Việc sử dụng ngôn ngữ dành cho người khiếm thính ( thủ ngữ) không phủ nhận vai trò của ngôn ngữ. Bởi với những người khiếm thính họ coi việc dùng kí hiệu là một phương tiện “ngôn ngữ” đặc biệt để có thể giao tiếp biểu thị với nhau.

b. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên

- Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất và là công cụ để tư duy. Được sử dụng hàng ngày như hít thở, ăn uống, đi lại….. Bất kể ai sinh ra cũng có khả năng này. Nhưng để sử dụng một loại ngôn ngữ thì phải học. Trẻ em học nghe, học nói nhờ giao tiếp với ông bà cha mẹ và người xung quanh…. Trẻ sống trong cộng đồng dân tộc nào thì sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc ấy.

(3)

+ Khi được phát hiện và đưa về trại trẻ Ma-lay-a không biết nói vì cô bé đã tách khỏi xã hội loài người từ khi còn bé, sống trong cộng đồng của những con chó hoang. Cô sống với môi trường của động vật nên hầu như không hiểu và không thể nói được ngôn ngữ của loài người.

+ Ma-lay-a nói được tiếng Nga bởi sau khi được các nhân viên xã hội phát hiện ra thì cô đã được sống với cộng đồng của người  Nga, hàng ngày lắng nghe và giao tiếp giữa mọi người xung quanh đều là thứ ngôn ngữ này. Còn nếu cô bé được cộng đồng người Anh hoặc Pháp cứu chắc chắn cô bé sẽ nói theo ngôn ngữ của họ.

+ Sự phát triển tư duy và nhận thức của con người suy cho cùng đến từ ngôn ngữ. Nếu chúng ta biết nói, biết đọc và biết viết chúng ta sẽ được mở mang kiến thức được phát triển tư duy của mình còn nếu chúng ta không biết nói tức là chúng ta không thể cởi mở giao tiếp được với xã hội loài người. Điều này đồng nghĩa với việc suy nghĩ của con người bị giới hạn và chậm lại.

(4) Ngôn ngữ là một tiềm năng của con người nhưng tiềm năng ấy chỉ biến thành hiện thực nếu con người gắn với đời sống của một cộng đồng xã hội  nhất định, học ngôn ngữ từ cộng đồng xã hội ấy.

+ Học ngôn ngữ cần phải có vốn từ và có quy tắc ngữ pháp thống nhất chung cho cộng đồng.

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh diều, Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội, soạn Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay