Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 2 Phần 2: Yếu tố mới và sự vận dụng những yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Phần 2: Yếu tố mới và sự vận dụng những yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/….

Ngày dạy: …/…/…

PHẦN 2: YẾU TỐ MỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG NHỮNG YẾU TỐ MỚI CỦA NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

- HS nắm bắt được các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp và cách vận dụng những yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại

- Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ vào trong giao tiếp.

  1. Về năng lực

Năng lực chung

- Rèn luyện nếp tư duy khoa học, biết vận dụng một số thao tác tư duy cơ bản nhằm chiếm lĩnh tri thức.

Năng lực đặc thù

- Biết liên kết nhiều nội dung tri thức, kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực.

- Giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi có sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được các chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề.

  1. Về phẩm chất:

- Yêu thích ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

- Có ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa ông cha để lại.

- Tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc tập thể.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị dạy học

- Tranh, ảnh, bảng biểu, video clip liên quan đến nội dung bài học, máy tính có kết nối internet, máy chiếu,…

- Phiếu học tập của HS để chuẩn bị thảo luận.

- Bút màu, giấy A0 để trình bày sản phẩm

  1. Học liệu

- Sách chuyên đề, SGK, SGV, sách tham khảo,…

- Tài liệu tham khảo mà học sinh thu thập được về ngôn ngữ.

- Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành phần 3 của chuyên đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mớ, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp.
  3. Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết câu hỏi đặt ra ở đầu bài
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt câu hỏi:

  • Bạn có nghĩ rằng việc chêm xen tiếng Anh vào câu nói tiếng Việt của giới trẻ hiện nay là vấn đề đáng ngại không? Vì sao?
  • Cho biết một số trường hợp dùng từ ngữ mới mà theo bạn là cần thiết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS xem, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả

  • Dự kiến câu trả lời của HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tâp và kết luận

  • Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.

Gợi ý:

  • GV có thể để HS phát biểu tùy theo cảm nhận của mình. Song việc chêm xen tiếng Anh vào các câu nói tiếng Việt chỉ có thể được chấp nhận trong một số tình huống giao tiếp cụ thể và với mức độ hạn chế.
  • Một số trường hợp dùng từ ngữ mới mà theo em là cần thiết bao gồm có: Cách chêm xen từ ngữ tiếng Anh trong câu tiếng Việt: thank anh, sorry bạn, book vé máy bay, chuyến bay bị delay, check thư, đu trend….

GV dẫn dắt: Sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội trên tất cả các phương diện đã ảnh hưởng sâu sắc đến con người trong đó có ngôn ngữ giao tiếp. HIện tại việc vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp đang được sử dụng phổ biến ở giới trẻ. Vậy cụ thể nó đã ứng dụng thế nào thì hãy cùng tìm hiểu ở phần 3 Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp ngay sau đây.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Những yếu tố mới của ngôn ngữ hiện đại

  1. Mục tiêu: HS hiểu được những yếu tố mới của ngôn ngữ hiện đại
  2. Nội dung thực hiện: GV cho HS tìm hiểu những yếu tố mới của ngôn ngữ hiện đại
  3. Sản phẩm: Tìm hiểu của HS.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Những yếu tố mới của ngôn ngữ

 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Những yếu tố mới của ngôn ngữ được thể hiện như thế nào? Phân tích những đặc điểm đó?

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Những yếu tố mới của ngôn ngữ

 Ngôn ngữ phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Các từ ngũ mới, lối diễn đạt mới luôn được hình thành sử dụng trong giao tiếp để đáp ứng nhu cầu phản ánh sự vật, hiện tượng, nhận thức mới của xã hội. Đó là những yếu tố mới của ngôn ngữ trong tiếng Việt.

a.   Từ mới

Số lượng từ mới trong tiếng Việt xuất hiện ngày càng nhiều nhưng vẫn sản sinh theo những phương thức cấu tạo vốn có:

+ Chuyển nghĩa những tiếng hoặc từ sẵn có để tạo từ mới: bàn phím, màn hình, chuột….

+ Ghép những tiếng hoặc từ có sẵn để tạo từ mới: tham góp, động thái, cứu xét, phối kết hợp….

+ Láy âm: hào hền, thao thiết, ngùng ngoằng….

+ Vay mượn tiếng nước ngoài: có thể du nhập qua con đường sách vở; thuật ngữ khoa học; tên gaio dịch theo tiếng nước ngoài….

b.   Cách diễn đạt mới

-        Cách diễn đạt mới là cách diễn đạt không giống với cách nói, cách viết thông thường trong tiếng Việt. Chẳng hạn do ảnh hưởng cách nói ngôn ngữ Ấn – Âu, nhiều người sử dụng những cách giới thiệu khác lạ như: Thay vì nói viết Tôi ở Hà Nội hoặc Tôi là người Hà Nội thì viết Tôi từ Hà Nội đến…

-        Tuy nhiên bên cạnh đó một số cách diễn đạt mới phổ biến trên sách báo hiện nay là những cách nói, cách viết, cách sử dụng dấu câu sai ngữ pháp:

+ Đặt câu thiếu chủ ngữ: Qua tac phẩm đã cho ta thấy thực trạng của xã hội Việt Nam thời xưa.

+ Dùng dấu phẩy sau các từ: rằng, là, thấy, biết…..

+ Dùng dấu chấm hỏi cuối những câu không phải là câu hỏi

c.   Ngôn ngữ tuổi teen

-  Một trong những hiện tượng mới trong tiếng Việt là việc giới trẻ sử dụng ngày càn phổ biến một số từ ngữ và cách diễn đạt khác lạ, nghịch ngợm. Hiện tượng này thường được gọi là ngôn ngữ tuổi teen.

-  Ngôn ngữ tuổi teen xuất hiện  trước tiên ở những tin nhắn trên internet và các dòng trạng thái, bình luận trên mạng xã hội rồi dần dần được sử dụng trong giao tiếp. Các từ ngữ tuổi teen thường được tạo ra bằng cách sau đây:

+ Viết/nói lệch chuẩn chính tả và ngữ âm của tiếng Việt.

+ Kết hợp biến âm và nói lái

+ Chuyển nghĩa của từ ngũ hoặc chữ số.

+ Sử dụng tiếng nước ngoài theo kiểu nói bồi

ð Các từ ngữ tuổi teen thể hiện tâm lí của giới trẻ thích sáng tạo thích cái mới, đồng thời góp phần làm cho những cuộc giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa thêm vui vẻ hấp dẫn. Tuy vậy các từ ngữ và cách diễn đạt mới của tuổi teen cũng tạo thành một loại biệt ngữ khó hiểu.

Hoạt động 2: Việc vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ hiện đại

  1. Mục tiêu: HS có thể vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ hiện đại vào cuộc sống
  2. Nội dung thực hiện: GV cho HS tìm và vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ hiện đại vào cuộc sống
  3. Sản phẩm: Tìm hiểu của HS.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ hiện đại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Khi vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ hiện đại cần lưu ý điều gì?

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ hiện đại

- Mỗi yếu tố mới xuất hiện phổ biến trong ngôn ngữ đều bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp hoặc từ tâm lí của người sử dụng ngôn ngữ. Việc lựa chọn phát huy tác dụng của những yếu tố tích cực để tạo thuận lợi cho ngôn ngữ phát triển hoặc điều chỉnh những yếu tố không tích cực để giữ gìn bản sắc của ngôn ngữ, của văn hóa dân tộc đều phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả của ngôn ngữ trong việc thực hiện chức năng phương tiện giao tiếp và công cụ tư duy. Có những lĩnh vực cần có quy định của nhà nước như chính tả hoặc vay mượn từ nước ngoài. Còn những lĩnh vực khác sẽ do người sử dụng ngôn ngữ tự điều chỉnh.

+ Các từ mới đã được sử dụng phổ biến nghĩa là đã được xã hội chấp nhận. Trong quá trình sử dụng những từ chưa thật đạt về nội dung hoặc hình thức sẽ được điều chỉnh dần. Việc này rất cần sự đóng góp của các nhà nghiên cứu nhà văn, nhà báo.

+ Một số cách diễn đạt mới liên quan đến ngữ pháp tiếng Việt cũng sẽ được cộng đồng điều chỉnh hoặc chấp nhận. Việc này cũng cần các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo lên tiếng để đinh hướng cho người sử dụng ngôn ngữ.

+ Ngôn ngữ tuổi teen chỉ là một  loại biệt ngũ sử dụng trong giới trẻ không phải ngôn ngữ giao tiếp chung. Nếu nó là trào lưu nhất thời thì những cách viết, cách nói đặc biệt đó sẽ mất đi hoặc sẽ đươc thay thế bằng những hình thức mới.  Còn nếu những cách viết này phù hợp với nhu cầu của giới trẻ tiếp tục được sử dụng và phát triển thì cũng không ảnh hưởng gì đến ngôn ngữ giao tiếp chung. Cac bạn trẻ chỉ cần không lạm dụng biệt ngữ tuổi “teen” để khỏi ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp trong môi trường giao tiếp chusnh thức và không vì say mê thú chơi ngôn ngữ đó mà sao nhãng ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

+ Vấn đề cần quan tâm nhất đối với tiếng Việt trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay là vay mượn từ nước ngoài. Đây là lĩnh vực cần có sự điều chỉnh bằng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy vậy mỗi người sử dụng tiếng Việt cũng cần có ý thức chuyển các từ nước ngoài thành những từ mới thuần Việt có nghĩa tương đương để chúng được phổ biến rộng tạo điều kiện giao tiếp thuận lợi hơn đồng thời góp phần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.  Việc viết nguyên dạng các thuật ngữ khoa học hay tên riêng nước ngoài trong các tài liệu là cần thiết, nhưng trong các tài liệu phổ cập, những từ này nên được viết dưới dạng phiên âm.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Củng cố thêm kiến thức về việc ứng dụng yếu tố mới của ngôn ngữ
  2. Nội dung: HS trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 2 Phần 2: Yếu tố mới và sự vận dụng những yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 Cánh diều, Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều CĐ 2 Phần 2: Yếu tố mới và, soạn Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 cánh diều CĐ 2 Phần 2: Yếu tố mới và

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay