Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực riêng
Phiếu học tập 1. Tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố bên trong cơ thể
|
Phiếu học tập 2. Tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài cơ thể
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Gợi ý đáp án:
Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp trong không khí thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn kèm theo virus thoát ra ngoài có thể tiếp cận người khác và lây truyền bệnh bằng việc hít phải hoặc chạm phải đồ vật có virus.
Ngoài ra, một người có thể bị nhiễm cúm A khi:
⮚ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Xác định nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người là việc làm cấp thiết để ngăn ngừa sự lan truyền của bệnh và là cơ sở để điều trị bệnh. Để tìm hiểu cụ thể về điều này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài ngày hôm nay bài 5. Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người.”
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự truyền dịch ở người
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu Hình 5.1, yêu cầu HS đọc CĐHT và trả lời câu hỏi: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người. - GV hướng dẫn HS chốt kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh ở người. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu sách CĐHT, xung phong trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: + Sự nhiễm bệnh của người chỉ xảy ra khi có sự hội tụ của ba yếu tố: có tác nhân gây bệnh (ví dụ như virus, vi khuẩn, nấm, ...); có phương thức lây truyền phù hợp - tác nhân gây bệnh xâm nhập được vào cơ thể người; có điều kiện mới trường phù hợp - thuận lợi để tác nhân gây bệnh phát triển. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả, thái độ tìm hiểu, xây dựng bài của HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
I. Sự nhiễm bệnh dịch ở người - Sự nhiễm bệnh dịch ở người phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản: (1) Tác nhân gây bệnh (2) Phương thức lây truyền phù hợp (3) Điều kiện môi trường phù hợp - Các tác nhân gây bệnh thường xâm nhiễm vào trong cơ thể vật chủ với số lượng lớn thông qua các nguồn khác nhau như nước uống, thức ăn có chứa mầm bệnh, giọt bắn đường hô hấp,... - Sau khi xâm nhiễm vào cơ thể vật chủ, tác nhân gây bệnh có thể tồn tại và phát bệnh phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, môi trường trong của từng vật chủ và các điều kiện môi trường xung quanh vật chủ |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương thức lây truyền bệnh dịch ở người
- Trình bày được một số nguyên nhân lây nhiễm, gây bệnh dịch ở người.
- Phân tích được các con đường lây truyền của bệnh dịch.
- Ý kiến trao đổi, thảo luận và trả lời của HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu các hình ảnh về con đường lây truyền bệnh để HS quan sát, phân tích: - GV chia lớp thành các 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Phân biệt phương thức lây truyền trực tiếp và lây truyền gián tiếp. - GV hướng dẫn HS tổng kết kiến thức về các phương thức lây truyền bệnh dịch ở người. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu sách CĐHT, quan sát hướng dẫn của GV. - Các nhóm HS phân công nhiệm vụ, tiến hành thực hiện. - HS trả lời câu hỏi trong logo hỏi theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Thảo luận và báo cáo - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - HS trả lời các câu hỏi trong logo hỏi: Lây truyền trực tiếp là tác nhân gây bệnh lây truyền trực tiếp từ môi trường, từ người hoặc vật bị bệnh sang cho người khoẻ. Lây truyền gián tiếp là quá trình tác nhân gây bệnh lây truyền từ người hoặc vật bị bệnh sang người khoẻ khi không có tiếp xúc trực tiếp. Bước 4: Nhận xét và đánh giá - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. |
II. Các phương thức lây truyền bệnh dịch ở người 1. Lây truyền trực tiếp - Từ môi trường tự nhiên: + Các tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật, … + Lây trực tiếp vào cơ thể người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua vết thương. - Từ người sang người: + Tiếp xúc cơ học với người bệnh lúc chăm sóc, giao tiếp, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, … + Một số tác nhân gây bệnh lây truyền qua các giọt bắn khi tiếp xúc gần với người bệnh. - Từ động vật sang người: + Tiếp xúc trực tiếp (virus cúm A, SARS-CoV, …), qua vết cắn (virus dại), qua các sản phẩm của động vật chứa tác nhân gây bệnh (liên cầu lợn, sán lá, prion, …) 2. Lây truyền gián tiếp - Qua không khí: Tác nhân gây bệnh từ người bệnh phát tán ra môi trường (hắt hơi, ho, cười nói, thở, …) và xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh. VD: SARS-CoV-2, cúm A, sởi, thủy đậu, … - Qua các vật dụng: Các tác nhân gây bệnh phát tán và bám trên các vật dụng thường dùng như quần áo, bát, đĩa, tay nắm cửa, …. - Qua nguồn nước, đất bị ô nhiễm: Lây truyền sang người qua tiếp xúc, vết thương, qua đường tiêu hóa,… (VD: vi khuẩn bệnh tả, …) - Lây truyền qua các vật chủ trung gian: Các tác nhân gây bệnh (trứng giun, sán,...) từ người bệnh phát tán ra môi trường, kí sinh trên các loài động vật (ốc, cá, tôm,...). Tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm vào người thông qua đường tiêu hoá khi ăn uống. - Một số tác nhân gây bệnh có thể lây truyền nhờ côn trùng như muỗi, ruồi, bọ chét,... Ví dụ: dịch sốt xuất huyết, dịch sốt rét, dịch do virus zika,... |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm, soạn giáo án chuyên đề Sinh học 11 cánh diều CĐ 2 Bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm