Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch bệnh

  1. Mục tiêu: Nêu được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch bệnh.
  2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm tìm hiểu các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch bệnh.
  3. Sản phẩm:

- Ý kiến trao đổi, thảo luận và trả lời của HS.

- Hoàn thành phiếu học tập.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu qua sách CĐHT (tr40 – 42) và trả lời câu hỏi:

Khả năng kháng bệnh của từng cá thể phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố nào?

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập:

+ Nhóm 1,2: Hoàn thành phiếu học tập 1.

+ Nhóm 3,4: Hoàn thành phiếu học tập 2.

Phiếu học tập 1. Tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố bên trong cơ thể

Các yếu tố bên trong cơ thể

Ảnh hưởng của yếu tố

Tuổi

 

Di truyền

 

Khả năng miễn dịch

 

Thói quen sinh hoạt

 

Chế độ dinh dưỡng

 

Phiếu học tập 2. Tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài cơ thể

Các yếu tố bên ngoài cơ thể

Ảnh hưởng của yếu tố

Điều kiện tự nhiên

 

Môi trường xã hội

 

- GV hướng dẫn HS tổng kết kiến thức về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch bệnh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu sách CĐHT, quan sát hướng dẫn của GV.

- HS trả lời câu hỏi trong logo hỏi theo hướng dẫn của GV.

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành 2 phiếu học tập.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo

- HS trả lời các câu hỏi trong logo hỏi:

Phụ thuộc vào các yếu tố bên trong như tuổi, di truyền, khả năng miễn dịch, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt,...

- Đại diện các nhóm báo cáo phiếu học tập của nhóm.

Bước 4: Nhận xét và đánh giá

- GV nhận xét kết quả của HS, các nhóm đánh giá quá trình tìm hiểu, xây dựng bài của HS.

III. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch bệnh

(Hoàn thiện 2 phiếu học tập: Đính kèm dưới hoạt động 3)

* Gợi ý hoàn thành phiếu học tập:

Phiếu học tập 1. Tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố bên trong cơ thể

Các yếu tố bên trong cơ thể

Ảnh hưởng của yếu tố

Tuổi

Từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, con người luôn phải đối diện với rất nhiều tác nhân gây bệnh. Trẻ em khi mới sinh ra thường dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, người già cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh do hệ miễn dịch đã bị suy yếu và thoái hoá.

Di truyền

Sự mẫn cảm với tác nhân gây bệnh của từng loài, từng cá thể có liên quan đến di truyền. Mặc dù chúng ta không thể thay đổi yếu tố này nhưng nhận thức được nguy cơ mắc các bệnh do di truyền có thể giúp con người thay đổi hành vi, lối sống, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Khả năng miễn dịch

Mỗi người đều có hệ miễn dịch giúp chống lại sự lây nhiễm và nhân lên của tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, sức khoẻ của hệ miễn dịch phụ thuộc vào từng cá thể.

Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt là chỉ số được kiểm soát bởi từng cá thể. Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.

Chế độ dinh dưỡng

Thiếu hụt hoặc mất cân bằng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, khả năng miễn dịch của từng cá thể cũng như sức khoẻ chung của cộng đồng. Sự mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin và các chất khoáng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

 

Phiếu học tập 2. Tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài cơ thể

Các yếu tố bên ngoài cơ thể

Ảnh hưởng của yếu tố

Điều kiện tự nhiên

Ô nhiễm không khí, đất và nước có thể dẫn đến nhiều dịch bệnh liên quan đến tiêu hoá, hô hấp. Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,... là các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và khả năng miễn dịch của con người cũng như ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát tán, sinh trưởng và phát triển của các tác nhân gây bệnh. Khi nhà cửa, khu vực sống và làm việc không được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thì nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng cao.

Môi trường xã hội

Sự tiếp xúc, trao đổi, giao tiếp sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền của các tác nhân gây bệnh, đặc biệt những bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cúm, sởi, viêm đường hô hấp cấp (SARS),... Do đó, trong một số trường hợp khẩn cấp khi bệnh dịch phát triển mạnh nếu không có những biện pháp dãn cách hoặc cách li thì nguy cơ lây truyền bệnh dịch sẽ tăng cao.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người qua các câu hỏi.
  3. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi về nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu từng câu hỏi hoặc phát phiếu học tập có các câu hỏi sau cho HS trả lời.

Câu 1: Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người

  1. 2 B. 3
  2. 4                     D. 5

Câu 2: Phương thức lây truyền gián tiếp là gì?

  1. Là quá trình tác nhân gây bệnh lây truyền từ người hoặc sinh vật bị bệnh sang người khỏe khi không có sự tiếp xúc trực tiếp.
  2. Là quá trình tác nhân gây bệnh phát tán ra môi trường đến người khỏe không thông qua tiếp xúc trực tiếp.
  3. Là quá trình lây truyền khi tác nhân gây bệnh cần phát triển trong môi trường hay vật chủ trung gian.
  4. Là quá trình tác nhân gây bệnh lây truyền từ môi trường tự nhiên, người hoặc sinh vật bị bệnh sang người khỏe thông qua môi trường, vật chủ trung gian.

Câu 3: Phương thức lây truyền của tác nhân gây bệnh HIV là

  1. Trực tiếp từ người sang người
  2. Trực tiếp từ động vật sang người
  3. Gián tiếp qua vật chủ trung gian
  4. Gián tiếp qua nguồn nước và đất ô nhiễm

Câu 4: Hình ảnh sau đây là mô tả dịch bệnh nào?

  1. Bệnh HIV
  2. Bệnh cúm A
  3. Bệnh dại
  4. Bệnh tay chân miệng

Câu 5: Yếu tố bên trong cơ thể nào trong các yếu tố dưới đây không thể thay đổi?

  1. Khả năng miễn dịch B. Di truyền
  2. Thói quen sinh hoạt D. Chế độ dinh dưỡng

Bài 1. Hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người có ý nghĩa gì đối với việc phòng tránh bệnh?

Bài 2. Hãy sắp xếp các phương thức lây truyền với tác nhân gây bệnh cho phù hợp.

 

Tác nhân gây bệnh

Phương thức lây truyền

1. HIV

a. Trực tiếp từ người sang người

2. SARS-CoV

b. Trực tiếp từ động vật sang người

3. M.tuberculosis (vi khuẩn gây bệnh lao)

c. Gián tiếp qua vật chủ trung gian

4. V.chlerae (vi khuẩn gây bệnh tả)

d. Gián tiếp qua không khí

5. P.vivax (nấm da)

e. Gián tiếp qua vật dụng thường dùng

6. Kí sinh trùng sốt rét

g. Gián tiếp qua nguồn nước và đất ô nhiễm

Bài 3. Phân biệt yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, yếu tố không thể thay đổi và yếu tố có thể thay đổi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ tìm đáp án.
  • GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • HS xung phong phát biểu, nêu đáp án đúng.
  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

A

A

C

B

Bài 1. Hiểu biết các yếu tố này giúp chúng ta chủ động trong phòng chống bệnh. Ví dụ: ngăn chặn quá trình lây nhiễm, tạo điều kiện môi trường không phù hợp nhằm ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh.

Bài 2. Các con đường lây nhiễm chủ yếu: 1 - a, e; 2 - a, b, d, e; 3 - a, b, d, e, g; 4 - g; 5 - a, b, g; 6 - c.

Bài 3. Yếu tố bên trong là những yếu tố nội tại trong từng cá thể, ví dụ như tuổi, di truyền, khả năng miễn dịch,... Yếu tố bên ngoài là các yếu tố môi trường như điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội. Yếu tố không thể thay đổi thường là các yếu tố cố hữu bên trong nội tại của cá thể như tuổi, di truyền. Ngược lại là các yếu tố có thể tác động để thay đổi như điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội,...

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học về nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người để giải thích một số kiến thức mở rộng hoặc các vấn đề trong thực tiễn.
  3. Nội dung: HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi Vận dụng 1, 2 trang 42 sách CĐHT Sinh học 11.
  4. Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi Vận dụng 1, 2 trang 42 sách CĐHT Sinh học 11.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi Vận dụng trang 42 sách CĐHT Sinh học 11:
  1. Đề xuất một số biện pháp giúp giảm nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh thông qua phương thức lây truyền trực tiếp và gián tiếp.
  2. Sự bùng phát của bệnh dịch trong cộng đồng sẽ chịu tác động lớn nhất của yếu tố môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể? Giải thích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS thảo luận trả lời câu hỏi.
  • GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Đại diện HS giơ tay phát biểu.
  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi vận dụng:

  1. Một số biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm trực tiếp: hạn chế tiếp xúc với người bệnh, sử dụng các biện pháp bảo hộ như khẩu trang, găng tay,... khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh. Một số biện pháp ngăn cản lây nhiễm gián tiếp: vệ sinh môi trường sống, tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh,...
  2. Sự bùng phát của bệnh dịch trong cộng đồng chịu tác động lớn nhất của các yếu tố bên ngoài. Bởi vì các yếu tố bên trong thường chỉ ảnh hưởng đến một cá thể, ngược lại các yếu tố của môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến cả cộng đồng nên đây sẽ là yếu tố giúp bùng phát bệnh dịch. Ví dụ: Dịch SARS-CoV-2 đã được ngăn chặn nhờ áp dụng triệt để các biện pháp giãn cách, cách li,...

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Chuẩn bị bài 6. Các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người.

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm, soạn giáo án chuyên đề Sinh học 11 cánh diều CĐ 2 Bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay