Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 3 Bài 10: Dự án điều tra về hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
I.
MỤC TIÊU
1.
Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ: Đánh giá được thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở nơi sản xuất, nơi chế biến thực phẩm, nơi kinh doanh thực phẩm tại địa phương.
2.
Năng lực
Năng lực chung
-
Năng lực tự chủ và tự học:
o
Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu về hiện trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập. Ghi chép thông tin bằng nhiều hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc sử dụng để thực hiện sản phẩm dự án.
o
Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác.
-
Năng lực giao tiếp và hợp tác:
o
Phân tích được các công việc cần thực hiện trong quá trình thực hiện dự án để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
o
Đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.
o
Đánh giá được mức độ đạt mục đích cá nhân, của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.
-
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn giải pháp phù hợp trong thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực riêng
-
Năng lực nhận thức sinh học:
o
Trình bày được nguyên nhân và hiện trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.
o
Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các phương án nghiên cứu và khi thực hiện dự án nghiên cứu.
-
Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
o
Xây dựng được khung logic nội dung về hiện trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương; lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện dự án.
o
Thu thập dữ liệu từ kết quả điều tra hiện trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương; đánh giá tính nghiêm trọng của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề xuất được ý kiến khuyến nghị về việc cải thiện các biện pháp chưa đạt hiệu quả cao và tuyên truyền các biện pháp phòng chống mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
o
Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để báo cáo kết quả dự án.
-
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được một số phương án cải thiện các biện pháp được áp dụng nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương; tuyên truyền các biện pháp phòng chống mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.
Phẩm chất
-
Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân trong khi thực hiện dự án; Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
1.
Đối với giáo viên
-
Giáo án, SGV, SCĐ sinh học 11 Cánh diều, máy tính, máy chiếu.
‑
Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ theo Bài 10 SCĐ.
2.
Đối với học sinh
-
SHS chuyên đề sinh học 11 cánh diều.
-
Thiết bị, dụng cụ theo Bài 10 SCĐ.
III.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
a)
Mục tiêu: Đưa ra các vấn đề, nội dung, câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
b)
Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi.
c)
Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi khởi động.
d)
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
-
GV đặt vấn đề về hiện trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm: Dân gian có câu “Họa do xuất khẩu, bệnh tòng nhập khẩu” - có nghĩa là “tai họa do miệng mà ra, bệnh từ miệng mà vào”. Sức khỏe của mỗi người, của gia đình, của cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào việc ăn uống.
Theo Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO), lương thực, thực phẩm chính là nguyên nhân đã gây ra khoảng 50% các trường hợp tử vong đối với con người trên toàn thế giới hiện nay.
Tại Việt Nam, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Theo thống kê của cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, 10 tháng đầu năm 2023, cả nước xảy ra 93 vụ ngộ độc thực phẩm với 1617 người bị ngộ độc, trong đó có 21 người tử vong.
Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề đáng báo động của toàn xã hội với rất nhiều mối lo ngại về thực phẩm bẩn đang có xu hướng lan rộng về phạm vi, xuất hiện ngày càng nhiều loại virus, vi khuẩn, chất độc hại tồn dư, tiềm ẩn trong thực phẩm.
-
GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức về thực tiễn trả lời câu hỏi: Theo em, tại địa phương em đang sinh sống có tồn tại tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm hay không? Nếu có thì các trường hợp đó là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
-
Các HS xung phong phát biểu trả lời.
-
GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
➢ GV dẫn dắt vào bài học: - Bài 10. Dự án điều tra về hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương.
B.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động: Dự án điều tra về hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương
a)
Mục tiêu: Đánh giá được thực trạng an toàn vệ sinh sinh thực phẩm ở nơi sản xuất, nơi chế biến thực phẩm, nơi kinh doanh thực phẩm tại địa phương.
b)
Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung dự án SCĐ trang 70, 71 và thực hiện dự án.
c)
Sản phẩm: Sản phẩm dự án của HS.
d)
Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm (3 - 5 HS) làm việc nhóm kết kết hợp làm việc độc lập. - GV phân công mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ điều tra về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với một loại thực phẩm tại: + Nơi sản xuất: đồng ruộng, khu chăn nuôi. + Nơi chế biến thực phẩm tại địa phương: sản xuất giò, bánh chưng,... + Tại gia đình. + Nơi kinh doanh thực phẩm: chợ, siêu thị. - GV gợi ý nội dung điều tra: + Điều kiện vệ sinh tại địa điểm được phân công. + Điều kiện vệ sinh đối với thiết bị, dụng cụ. + Điều kiện về con người. + Điều kiện về nguồn nguyên liệu. - GV gợi ý một số trang web có nguồn tài liệu để tìm hiểu: https://vanban.chinhphu.vn, https://vfa.gov.vn,... - GV yêu cầu các nhóm đọc hiểu thông tin Bài 10 tr.70 - 71 SCĐ để xác định được nội dung và các bước thực hiện dự án. - GV công bố rubric đánh giá kết quả dự án (Đính kèm dưới hoạt động). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe hướng dẫn, thực hiện các bước điều tra dự án. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ, thư kí ghi chép lại biên bản họp nhóm. - Các nhóm báo cáo tiến độ dự án hàng tuần cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng tổng hợp và báo cáo với GV. - GV theo dõi tiến độ thực hiện dự án của các nhóm và hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm nộp biên bản họp nhóm và báo cáo kết quả điều tra. - HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về quá trình hoạt động của nhóm và sản phẩm nhóm khi thực hiện dự án theo hướng dẫn của GV (Đính kèm dưới hoạt động). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá HS trong quá trình thực hiện dự án và kết quả điều tra hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở kinh doanh thực phẩm/ gia đình. - GV tổng kết và kết thúc dự án. |
1. Mục tiêu - Đánh giá được thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở nơi sản xuất, nơi chế biến thực phẩm tại địa phương. 2. Nội dung dự án Tìm hiểu về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với một loại thực phẩm tại nơi sản xuất (đồng ruộng, khu chăn nuôi), nơi chế biến thực phẩm tại địa phương (sản xuất giò, bánh chưng,...) hoặc tại gia đình, nơi kinh doanh thực phẩm (chợ, siêu thị,...)...., gồm: - Điều kiện vệ sinh tại địa điểm. - Điều kiện vệ sinh đối với thiết bị, dụng cụ. - Điều kiện về con người - Điều kiện về nguồn nguyên liệu 3. Chuẩn bị - Tài liệu liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. - Sổ và bút ghi chép. - Thiết bị ghi âm, ghi hình. 4. Tiến hành Bước 1. Xác định vấn đề điều tra Bước 2. Xây dựng kế hoạch điều tra - Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án (Đính kèm dưới hoạt động) - Phương pháp sử dụng trong điều tra: tài liệu lưu trữ của địa phương, tư liệu trên internet,... phiếu điều tra (Đính kèm dưới hoạt động), thực hiện phỏng phấn,... đối với người dân, cán bộ tại cơ sở sản xuất, chế biến. Bước 3. Thu thập thông tin. Bước 4. Xử lí thông tin. Bước 5. Trình bày kết quả: dạng file Word, PowerPoint hoặc video (Đính kèm dưới hoạt động) Bước 6. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Cánh diều CĐ 3 Bài 10: Dự án điều tra, soạn giáo án chuyên đề Sinh học 11 cánh diều CĐ 3 Bài 10: Dự án điều tra