Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 6: Các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 6: Các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phòng chống một số bệnh dịch thường gặp

  1. Mục tiêu:

- Biết cách phòng chống một số bệnh dịch thường gặp

  1. Nội dung: HS hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ tìm hiểu cách phòng chống một số bệnh dịch thường gặp
  2. Sản phẩm:

- Ý kiến trao đổi, thảo luận và trả lời của HS.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. phòng chống dịch sốt xuất huyết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu các hình ảnh về chu trình lây truyền bệnh sốt xuất huyết để HS quan sát và trả lời câu hỏi:

Người dân nên làm gì để phòng dịch bệnh sốt xuất huyết.

- GV hướng dẫn HS tổng kết kiến thức về cách phòng bệnh sốt xuất huyết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu sách CĐHT, quan sát hướng dẫn của GV.

- Các nhóm HS phân công nhiệm vụ, tiến hành thực hiện.

- HS trả lời câu hỏi trong logo hỏi theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo

- HS trả lời các câu hỏi trong logo hỏi.

Bước 4: Nhận xét và đánh giá

- GV nhận xét kết quả, thái độ tìm hiểu, xây dựng bài của HS.

II. Cách phòng chống một số bệnh dịch thường gặp

1. Phòng chống dịch sốt xuất huyết

- Sốt xuất huyết là bệnh dịch do Dengue virus (virus sốt xuất huyết) gây ra. Sự lây truyền xảy ra khi muỗi Aedes aegypti đốt người bị bệnh, sau đó đốt người khoẻ mạnh (hình 6.5). Virus có trong máu của người bệnh sẽ lây truyền sang người khoẻ. Triệu chứng của bệnh thường sẽ xuất hiện sau khoảng 5 – 7 ngày bị muỗi đốt.

- Một số biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết được khuyến cáo thực hiện là:

+ Ngăn chặn sự sinh sản của muỗi trong những vùng nước đọng bằng cách khơi thông cống rãnh; đậy kín hoặc úp chậu, xô, chum, vại (lu) khi không sử dụng.

+ Phun thuốc diệt muỗi, sử dụng chất đuổi muỗi, mặc quần áo dài tay và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.

+ Báo cho trung tâm y tế gần nhất khi có trường hợp nghi mắc bệnh sốt xuất huyết.

+ Bệnh nhân sốt xuất huyết phải được cách li ít nhất 5 ngày.

+ Tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết đối với những người trong vùng có nguy cơ cao.

+ Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, người bị bệnh sốt xuất huyết nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước; truyền nước, truyền máu trong trường hợp mất máu nhiều.

*Nhiệm vụ 2. Phòng chống dịch sởi và cúm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu cách phòng chống dịch sởi và cúm qua sách CĐHT Sinh học tr49 và trả lời câu hỏi:

Biện pháp phòng chống dịch cúm và sởi có điểm gì giống và khác nhau?

- GV hướng dẫn HS tổng kết kiến thức về cách phòng bệnh dịch sởi và cúm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu sách CĐHT, quan sát hướng dẫn của GV.

- Các nhóm HS phân công nhiệm vụ, tiến hành thực hiện.

- HS trả lời câu hỏi trong logo hỏi theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo

- HS trả lời các câu hỏi trong logo hỏi:

+ Giống nhau: tiêm phòng vaccine, thực hiện giãn cách, cách li, lau dọn, vệ sinh,...

+ Khác nhau: virus cúm có khả năng lây truyền từ động vật sang người nên cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn phương thức lây nhiễm này.

Bước 4: Nhận xét và đánh giá

- GV nhận xét kết quả, thái độ tìm hiểu, xây dựng bài của HS.

2. Phòng chống dịch sởi và cúm

- Sởi là bệnh dịch do virus sởi gây ra, chủ yếu đối với trẻ em dưới 5 tuổi.  Virus sởi lây truyền qua đường hô hấp, ví dụ như hít phải giọt bắn có chứa virus. Thời gian ủ bệnh sởi khoảng 3 – 5 ngày.

- Những đại dịch cúm thường do virus cúm A gây ra, virus cúm A lây truyền từ động vật sang người, sau đó biến đổi và lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp. Các triệu chứng điển hình của bệnh là ho, sốt, đau họng, chảy nước mũi, đau cơ và mệt mỏi. Hầu hết người bị cúm sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần, nhưng cũng có trường hợp xảy ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và có thể tử vong.

- Một số biện pháp phòng chống dịch sởi và cúm là: tiêm vaccine phòng bệnh, báo cho trung tâm y tế gần nhất khi có trường hợp nghi mắc bệnh, cách li người bị bệnh, lau dọn và khử trùng thường xuyên khu vực có người nhiễm bệnh, bệnh nhân nên uống nhiều nước, áp dụng các biện pháp phòng hộ khi chăm sóc người bị bệnh. Đối với người bị nhiễm virus cúm, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống virus cúm theo chỉ định của bác sĩ.

- Ngoài những biện pháp phòng chống nêu trên, để phòng chống dịch cúm cần phải áp dụng những biện pháp khác như: tiêm vaccine phòng cúm cho vật nuôi; không tàng trữ, buôn bán động vật hoang dã; không xâm lấn môi trường sống của các loài động vật hoang dã; thiết kế các khu nuôi và giết mổ vật nuôi riêng, tách biệt với khu sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

*Nhiệm vụ 3. Phòng chống bệnh lao phổi

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu cách phòng chống dịch sởi và cúm qua sách CĐHT Sinh học tr50 và trả lời câu hỏi:

Cách phòng chống bệnh lao phổi là gì?

- GV hướng dẫn HS tổng kết kiến thức về cách phòng bệnh lao phổi..

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu sách CĐHT, quan sát hướng dẫn của GV.

- Các nhóm HS phân công nhiệm vụ, tiến hành thực hiện.

- HS trả lời câu hỏi trong logo hỏi theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo

- HS trả lời các câu hỏi của GV: (Đính kèm trong dự kiến sản phẩm)

- HS khác lắng nghe, nhận xét cho bạn.

Bước 4: Nhận xét và đánh giá

- GV nhận xét kết quả, thái độ tìm hiểu, xây dựng bài của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

3. Phòng chống bệnh lao phổi

- Bệnh lao phổi do vi khuẩn M. tuberculosis từ người và động vật bị nhiễm bệnh vi khuẩn phát tán, lây truyền thông qua đường hô hấp.

- Vi khuẩn thường phát tán từ người bị bệnh thông qua hắt hơi, ho và khạc nhổ đờm.

- Khi bị nhiễm khuẩn, thời gian ủ bệnh thường khoảng 2 – 10 tuần, trong một số trường hợp bệnh có thể trở thành dạng mạn tính.

- Biện pháp phòng bệnh lao phổi phổ biến hiện nay là tiêm vaccine phòng bệnh.

- Khi phát hiện người bị bệnh thì cần áp dụng những biện pháp phòng lây truyền như hạn chế tiếp xúc, thường xuyên đeo khẩu trang; mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc; tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khoẻ. Các chất thải của bệnh nhân cần có biện pháp thu hồi và xử lí để tránh phát tán tác nhân gây bệnh. Bác sĩ thường khuyến cáo và sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh lao phổi.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người qua các câu hỏi.
  3. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi về về các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu từng câu hỏi hoặc phát phiếu học tập có các câu hỏi sau cho HS trả lời.

Câu 1: Chu trình lây truyền bệnh dịch ở người chia thành mấy mắt xích?

  1. 2 B. 3
  2. 4          D. 5

Câu 2: Đâu không phải giải pháp phòng bệnh dịch?

  1. Ngăn cản sự phát tán và lây truyền của tác nhân gây bệnh.
  2. Tăng cường miễn dịch, khả năng phòng bệnh của cơ thể.
  3. Bất hoạt và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
  4. Nghiên cứu, dự đoán trước sự phát tán và lây truyền của các tác nhân gây bệnh.

Câu 3: Biện pháp chủ yếu để phòng chống dịch sốt xuất huyết là

  1. Tiêm vaccine, ngủ màn, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
  2. Tiêm vaccine, cách li, đeo khẩu trang và các dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với người bệnh.
  3. Giữ môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  4. Cách li, ngủ màn, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh

Câu 4: Biện phòng chống bệnh với các bệnh phát tán và lây truyền qua vật chủ trung gian là

  1. Thực hiện ăn chín, uống sôi
  2. Giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc, sử dụng khẩu trang, ….
  3. Xét nghiệm máu khi cho hoặc truyền, không sử dụng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu, …
  4. Vệ sinh môi trường, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh,...

Câu 5: Đâu không phải cách tăng cường miễn dịch, khả năng phòng bệnh của cơ thể

  1. Không sử dụng chất gây nghiện và hạn chế những thói quen xấu
  2. Luyện tập thể dục, thể thao trong môi trường khắc nghiệt
  3. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng
  4. Tiêm vaccine phòng bệnh

Bài 1. Dựa vào hình 6.1, hãy vẽ sơ đồ thể hiện các mắt xích của chu trình lây nhiễm dịch sốt xuất huyết, dịch cúm hoặc dịch tả.

Bài 2. Tìm hiểu các thông tin và hoàn thành bảng 6.1

Bảng 6.1. Các con đường phát tán, lây truyền của tác nhân gây bệnh và biện pháp phòng chống

Con đường phát tán và lây truyền

Biện pháp phòng chống

Đường hô hấp

?

Đường tiêu hóa

?

Truyền máu

?

Vật trung gian truyền bệnh

?

Mẹ truyền sang con

?

Bài 3. Các biện pháp phòng những bệnh lây truyền qua đường hô hấp có thể được áp dụng cho phòng bệnh sởi hay bệnh cúm không? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ tìm đáp án.
  • GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • HS xung phong phát biểu, nêu đáp án đúng.
  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

D

A

D

B

Bài 1. Ví dụ như bệnh sốt xuất huyết

Bài 2.

Con đường phát tán và lây truyền

Biện pháp phòng chống

Đường hô hấp

Giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc, sử dụng khẩu trang,..

Đường tiêu hóa

Thực hiện ăn chín, uống sôi

 

Truyền máu

Xét nghiệm máu khi cho hoặc truyền, không sử dụng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu,...

Vật trung gian truyền bệnh

Vệ sinh môi trường, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh,...

Mẹ truyền sang con

Tiêm phòng bệnh cho mẹ, nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình mang thai và chăm sóc trẻ,...

 

Bài 3. Có thể, vì hai bệnh này cũng lây truyền qua đường hô hấp.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học về các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người để giải thích một số kiến thức mở rộng hoặc các vấn đề trong thực tiễn.
  3. Nội dung: HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi Vận dụng 1, 2, 3 trang 51 sách CĐHT Sinh học 11.
  4. Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi Vận dụng 1, 2, 3 trang 51 sách CĐHT Sinh học 11.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi Vận dụng trang 51 sách CĐHT Sinh học 11:
  1. Biện pháp nào đang được trường em sử dụng trong phòng chống bệnh truyền nhiễm? Biện pháp nào nên được khuyến cáo sử dụng thường xuyên hoặc bổ sung thêm ngoài các biện pháp đã có.
  2. Chúng ta nên làm gì để hạn chế phát sinh các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh?
  3. Nêu những phương pháp bất hoạt hoặc loại bỏ tác nhân gây bệnh đã được sử dụng ở địa phương em đối với bệnh dịch xuất hiện gần đây.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS thảo luận trả lời câu hỏi.
  • GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Đại diện HS giơ tay phát biểu.
  • Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi vận dụng:

  1. Căn cứ vào tình hình của từng địa phương, HS sẽ có câu trả lời phù

hợp, ví dụ: thường xuyên vệ sinh lớp và trường học, rửa tay sau khi ăn và đi vệ sinh bằng dung dịch nước rửa tay,...

  1. Không sử dụng bừa bãi kháng sinh - sử dụng kháng sinh tuân theo chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi,...
  2. Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, HS đưa ra câu trả lời phù hợp. Ví dụ: phun thuốc khử khuẩn, lau dọn vệ sinh thường xuyên, sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn, tiêu huỷ vật nuôi nhiễm bệnh,...

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Chuẩn bị bài 7. Dự án điều tra một số bệnh dịch phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống bệnh.

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 6: Các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 6: Các biện pháp phòng, soạn giáo án chuyên đề Sinh học 11 cánh diều CĐ 2 Bài 6: Các biện pháp phòng


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay