Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Toán 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 1: Một vài yếu tố của lí thuyết đồ thị. Đường đi Euler và đường đi Hamilton (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập  11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 1: Một vài yếu tố của lí thuyết đồ thị. Đường đi Euler và đường đi Hamilton (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 2: Đường đi Euler. Đường đi Hamilton trên đồ thị

  1. a) Mục tiêu:

- HS nhận biết: đường đi Euler, đường đi Hamilton.

- HS phát biểu được định lí Euler,

- HS phát biểu được định lí Dirac và định lí Ore.

- HS vận dụng khái niệm đồ thị, đường đi Euler, đường đi Hamilton, các định lí vào giải quyết vấn đề toán học.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện các hoạt động HĐ 7, 8, ví dụ, Luyện tập 7, 8, 9, 10.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi. HS nhận biết được đường đi Euler, đường đi Hamilton, sử dụng khái niệm và định lí chứng minh các nhận định, chứng minh bài toán.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đường đi Euler trên đồ thị

- HS thực hiện HĐ 7.

GV giới thiệu đường đi CABDCB được gọi là đường đi Euler.

 

 

 

 

 

- HS tổng quát thế nào là đường đi Euler,

+ HS hãy nêu thế nào là chu trình? Từ đó dự đoán thế nào là chu trình Euler?

(Chu trình: một đường đi khép kín).

 

- HS thực hiện Ví dụ 7Luyện tập 7.

+ Chỉ ra đường đi Euler trong hình.

 

 

 

 

 

 

- GV đặt câu hỏi: Có dấu hiệu nhận biết nào để xác định đồ thị có đường đi Euler hay chu trình Euler hay không?

+ Từ đó GV giới thiệu về định lí Euler.

- Sử dụng định lí Euler có thể chứng minh nhiều bài toán.

- HS đọc và thảo luận cách chứng minh trong Ví dụ 8, yêu cầu giải thích, trình bày cách chứng minh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tương tự HS hãy chứng minh theo yêu cầu Luyện tập 8.

- GV chú ý: việc chỉ ra cụ thể cách xây dựng chu trình hay đường đi là không đơn giản.

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Đường đi Hamilton trên đồ thị

- HS trả lời câu hỏi của HĐ 8.

 

 

 

 

- Từ đó GV giới thiệu về đường đi Hamilton.

- Gv đặt câu hỏi: Phân biệt giữa đường đi Euler và đường đi Hamilton?

(Đường đi Hamilton không nhất thiết qua tất cả các cạnh.

Đường Euler thì phải đi qua tất cả các cạnh. Đường Hamilton thì phải đi qua tất cả các đỉnh).

 

 

 

- HS đọc Ví dụ 9, trình bày lại và giải thích.

- HS thực hiện Luyện tập 9 theo nhóm đôi, chỉ ra đường đi Hamilton.

 

 

 

- GV đưa ra vấn đề:

+ Khác với xét xem có tồn tại đường đi Euler hay không, vấn đề tồn tại đường đi Hamilton trong tổng quát khó giải quyết.

- GV giới thiệu Định lí Dirac và định lí Ore.

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu Ví dụ 10 + 11.

+ HS nghe giảng, đọc đề bài thực hiện theo nhóm đôi Luyện tập 10 và 11 vào phiếu học tập.

- GV lưu ý: Các đồ thị có thể thỏa mãn điều của định lí này nhưng không thỏa mãn điều kiện của định lí kia.

Ví dụ Hình 18.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. Đường đi Euler. Đường đi Hamilton trên đồ thị

1. Đường đi Euler trên đồ thị

HĐ 7:

a) Đường đi CABDCB cói đi qua tất cả các cạnh của đồ thị.

b) Đường đi trên đi qua mỗi cạnh 1 lần.

Khái niệm:

Trong đồ thị, một đường đi được gọi là đường đi Euler nếu đường đi đó đi qua tất cả các cạnh của đồ thị, mỗi cạnh đúng một lần.  Nếu chu trình là đường đi Euler thì chu trình đó được gọi là chu trình Euler.

Ví dụ 7 (SGK – tr.40)

Luyện tập 7:

Đường đi Euler: ACDBEDAB; BDCADEBA.

Kết luận (Định lí Euler)

• Một đồ thị G có chu trình Euler khi và chỉ khi G liên thông và không có đỉnh bậc lẻ.

• Một đồ thị G có đường đi Euler không khép kín khi và chỉ khi G liên thông và có đúng hai đình bậc lẻ.

Ví dụ 8: Sử dụng định lí Euler, giải bài toán cây cầu ở Königsberg.

Giải:

Bài toán chính là bài toán chỉ ra một đường đi Euler không khép kín trong đồ thị G ở Hình 12.

Đồ thị G có bốn đỉnh bậc lẻ là A, B, C, D. Vì thế theo định lí Euler không có đường đi Euler không khép kín trong đồ thị G.

Luyện tập 8:

Có đỉnh A là đỉnh bậc lẻ (d(A)=3), nên theo định lí Euler thì đồ thị không có chu trình Euler.

2. Đường đi Hamilton trên đồ thị

Đường đi có đi qua tất cả các đỉnh của đồ thị và mỗi đỉnh đi qua một lần.

Khái niệm:

Trong đồ thị, một đường đi được gọi là đường đi Hamilton nếu đường đi đó đi qua tất cả các đỉnh của đồ thị, mỗi đỉnh đúng một lần.

Nếu chu trình là đường đi Hamilton thì chu trình đó được gọi là chu trình Hamilton.

Chú ý:

Trong đồ thị, đường đi Hamilton hoặc chu trình Hamilton không nhất thiết phải đi qua mỗi cạnh của đồ thị đó.

Ví dụ 9 (SGK – tr.41)

Luyện tập 9:

Hai đường đi Hamilton bắt đầu từ đỉnh E: EABD, ECADB.

Định lí Dirac:

Cho đồ thị G gồm n đỉnh. Nếu bậc của mỗi đỉnh của G không nhỏ hơn  thì G có một chu trình Hamilton.

Định lí Ore:

Cho đồ thị G gồm n đỉnh. Nếu tổng bậc của hai đỉnh không kề nhau bất kì P và Q của G thỏa mãn bất đẳng thức:  thì G có một chu trình Hamilton.

Ví dụ 10 (SGK – tr.42)

Ví dụ 11 (SGK – tr.43)

Luyện tập 10:

Đồ thị G của hình 17 có 5 đỉnh, mỗi đỉnh có bậc lớn hơn hoặc bằng 3. Do đó theo định lí Dirac, đồ thị G có ít nhất một chu trình Hamilton.

Luyện tập 11:

Đồ thị G gồm 6 đỉnh.

Ta có: d(A) = 4, d(B) = 5, d(C) = 5, d(D) = 4, d(E) = 4, d(F) = 2.

Các cặp đỉnh không kề nhau là: A và F; F và D; F và E.

Nhận thấy tổng của hai đỉnh không kề nhau bất kì đều không nhỏ hơn 6.

Do đó, theo định lí Ore, đồ thị G có ít nhất một chu trình Hamilton.

Chú ý: Đồ thị ở Hình 18, thỏa mãn điều kiện của định lí Ore nhưng không thỏa mãn điều kiện của định lí Dirac.

 

PHIẾU HỌC TẬP

Luyện tập 10 (SGK – tr.42)

Chứng minh rằng đồ thị G ở Hình 17 có ít nhất một chu trình Hamilton.

Luyện tập 11 (SGK – tr.43)

Chứng minh rằng đồ thị G ở Hình 19 có ít nhất một chu trình Hamilton.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK – tr.43).
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. HS vẽ đồ thị theo mô tả, tìm bậc của đỉnh, chỉ ra chu trình Euler, chu trình Hamilton của đồ thị.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS hoạt động thực hiện Bài 1, 2, 3, 4 (SGK – tr.43).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Kết quả:

Bài 1.

Bài 2.

  1. a) Hai đỉnh bậc 1 là A và D.
  2. b) Hai đỉnh bậc 2 là B và C

Hoặc cách khác:

Bài 3.

Bậc của các đỉnh :

d(A) = 4, d(B) = 2, d(C) = 4, d(F) = 2, d( E) = 4, d(D) = 2.

Chu trình Euler : ADEFCAECBA.

Bài 4.

Bậc của các đỉnh:

d(A) = 3, d(B) = 3, d(C) = 4, d(D) = 4, d( E) = 2.

Chu trình Hamilton: ADECBA.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu:

- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

  1. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 5 (SGK – tr.43) và bài tập thêm.

Bài 1.

Trước khi vào một hội nghị, các đại biểu bắt tay nhau (hai người bắt tay nhau nhiều nhất 1 lần). Có một đại biểu không bắt tay ai hết và thấy rằng có 4 người bắt tay 4 lần, 5 người bắt tay 5 lần và 6 người bắt tay 6 lần. Nếu hội nghị có đúng 16 đại biểu thì ông ta đã đếm nhầm. Giải thích vì sao?

Bài 2.

Có 10 đội bóng thi đấu với nhau, mỗi đội phải đấu một trận với các đội khác. Chứng minh rằng vào bất cứ lúc nào cũng có hai đội đã đấu được một số trận như nhau.

  1. c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện các bài tập. HS vận dụng các khái niệm cơ bản của đồ thị vào giải quyết các bài toán thực tiễn.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành bài tập 5 (SGK – tr.43) và bài tập thêm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Bài tập: đại diện HS trình bày kết quả, các HS khác theo dõi, đưa ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.

Gợi ý đáp án:

Bài 5.

Vẽ một đồ thị với 6 đỉnh tương ứng với 6 người tham dự. Nếu hai người quen nhau thì nối với nhau bằng 1 đoạn thẳng nét liền giữa hai đỉnh, nếu hai người không quen nhau thì nối nét đứt.

Xét 6 điểm O, A, B, C, D, E. Lấy điểm O.

Trong 5 điểm còn lại, ta thấy 2 người bất kì hoặc quen nhau hoặc không. Theo nguyên lí Dirichlet thì tồn tại ít nhất 3 đoạn thẳng nét liền từ O đến 5 điểm A, B, C, D, E hoặc 3 đường nối nét đứt.

Xét trường hợp 3 đoạn thẳng nét liền.

Nếu trong 3 điểm A, B, C có hai điểm nối nét liền lại với nhau thì ta được 1 tam giác có đỉnh là O  Thỏa mãn bài toán (3 người đôi một quen nhau).

Nếu không có điểm nào trong 3 điểm A, B, C nối liền với nhau được thì tức là A, B, C đôi một không quen nhau  Thỏa mãn yêu cầu bài toán (3 người đôi 1 không quen nhau).

Vậy luôn tìm được 3 người đôi một quen nhau hoặc không quen nhau.

(Nguyên lí Dirichlet: Giả sử có một đàn chim bồ câu bay vào chuồng. Nếu số chim nhiều hơn số ngăn chuồng thì chắc chắn có ít nhất một ngăn có nhiều hơn một con chim.

Nếu đưa n vật thể vào m chuồng bồ câu với n > m, thì luôn có ít nhất 1 chuồng bồ câu sẽ

Đáp án bài thêm:

Bài 1.

Vẽ một đồ thị với 16 đỉnh tương ứng với 16 đại biểu tham dự hội nghị. Nếu hai đại biểu nào bắt tay nhau thì ta nối hai đỉnh tương ứng bằng một cạnh.

Theo số liệu : ta có một đồ thị có 16 đỉnh, trong đó có 1 đỉnh bậc 0, 4 đỉnh bậc 4, 5 đỉnh bậc 5 và 6 đỉnh bậc 6.

Số đỉnh bậc 5 là 5, là một số lẻ, Mâu thuẫn với hệ quả của định lí đã được học.

Vậy đại biểu đã đếm sai.

Bài 2.

Ta chuyển qua bài toán về đồ thị: Cho tương ứng mỗi đội bóng với một đỉnh của đồ thị; khi hai đội đã đấu với nhau thì ta nối hai đỉnh tương ứng bằng một cạnh; bậc của mỗi đỉnh bằng số trận mà đội tương ứng đã thi đấu. Ta phải giải bài toán sau:

Cho đồ thị với 10 đỉnh. Chứng minh rằng bao giờ cũng có hai đỉnh có cùng bậc.

Thật vậy, trong một đồ thị có 10 đỉnh, không thể có đồng thời một đỉnh (A chẳng hạn) bậc 0 và một đỉnh (B chẳng hạn) bậc 9. Bởi vì nếu B có bậc 9 thì B là đầu mút của 9 cạnh nối B với 9 đỉnh còn lại, trong đó có A, do đó A không thể có bậc 0;

Ngược lại, nếu A có bậc 0 thì B nhiều lắm cũng chỉ có bậc 8. Có 10 đỉnh, mà mỗi đỉnh chỉ có thể có một trong 9 bậc (từ 0 đến 8, hoặc từ 1 đến 9), vì vậy theo nguyên tắc Dirichlet phải có ít nhất hai đỉnh có cùng bậc (điều phải chứng minh).

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ghi nhớ kiến thức trong bài.
  • Hoàn thành các bài tập trong SBT
  • Chuẩn bị bài mới: “Một vài ứng dụng của lí thuyết đồ thị”.
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Toán 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 1: Một vài yếu tố của lí thuyết đồ thị. Đường đi Euler và đường đi Hamilton (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Toán 11 Cánh diều, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Toán 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 1: Một vài yếu tố, soạn giáo án chuyên đề Toán 11 cánh diều CĐ 2 Bài 1: Một vài yếu tố

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Toán 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay