Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều CĐ 2 Bài 2: Chuyển động nhìn thấy của bầu trời

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 2: Chuyển động nhìn thấy của bầu trời. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA BẦU TRỜI (4 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Sử dụng mô hình hệ Mặt Trời, thảo luận để nêu được một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thủy Tinh trên nền trời sao.
  • Dùng mô hình nhật tâm của Copernicus giải thích được một số đặc điểm chuyển động quan sát được của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thủy Tinh trên nền trời sao.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức vật lí.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS vào bài học mới.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Hằng ngày, ta thấy bầu trời như là đang quay xung quanh một trục xuyên qua nơi quan sát. Các quan sát chi tiết hơn cho biết, ngoài chuyển động hằng ngày từ phía đông sang phía tây, Mặt Trời còn dịch chuyển so với các sao theo chiều từ phía tây sang phía đông, trọn một vòng hết khoảng một năm. Tại sao chúng ta nhìn thấy bầu trời cũng như Mặt Trời chuyển động như vậy?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy

  1. a) Mục tiêu:

- HS nêu được một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thủy Tinh trên nền trời sao.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1:

Mô tả chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời mà bạn biết.

- GV cho HS tìm hiểu nội dung SGK, rút ra đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy

TL Câu hỏi 1:

Trên Trái Đất, Mặt Trời mọc lên ở hướng Đông, sau đó lên cao và di chuyển ngang qua bầu trời. Buổi trưa, Mặt Trời đạt vị trí cao nhất trên bầu trời và lặn dần về hướng Tây.

Đặc điểm

- Đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng, Kim Tinh và Thủy Tinh trên nền trời sao:

+ Bầu trời quay xung quanh Trái Đất theo chiều từ phía đông sang phía tây, hết một vòng trong một ngày đêm.

+ Bên cạnh chuyển động hằng ngày, từ phía đông sang phía tây, Mặt Trời, Mặt Trăng còn dịch chuyển so với các sao theo chiều từ phía tây sang phía đông. So với các sao, Mặt Trời dịch chuyển trọn một vòng trong khoảng 365 ngày; Mặt Trăng dịch chuyển trọn một vòng khoảng 27 ngày.

+ Hai hành tinh là Thuỷ Tinh và Kim Tinh luôn ở không quá xa Mặt Trời so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. Nhìn từ Trái Đất, chúng ở cách Mặt Trời với các góc tương ứng không quá 28° và 48°.

Hoạt động 2: Giải thích một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy

  1. a) Mục tiêu:

- HS dùng mô hình nhật tâm của Copernicus giải thích được một số đặc điểm chuyển động quan sát được của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thủy Tinh trên nền trời sao.

 

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, trả lời câu hỏi 2, 3, thực hiện nhiệm vụ được giao.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức bài học, giải thích một số đặc điểm cơ bản.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mô hình của Copernicus

- GV yêu cầu HS tìm hiểu về mô hình của Copernicus, trả lời câu hỏi:

+ Nêu các nội dung chính của mô hình của Copernicus.

+ HS trả lời Câu hỏi 2 (SGK -tr37)

Bạn biết mô hình nào về hệ Mặt Trời trước mô hình Copernicus?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mô hình hệ Mặt Trời hiện nay

- HS tìm hiểu về mô hình hệ Mặt Trời hiện nay, trả lời câu hỏi:

+ Sự khác nhau giữa mô hình hệ Mặt Trời hiện nay và mô hình của Copernicus.

+ HS trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr37).

Hãy kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời?

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Giải thích một số đặc điểm chuyển động nhìn thấy.

- GV hướng dẫn, rồi yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Giải thích chuyển động nhìn thấy hằng ngày của bầu trời.

+ Giải thích chuyển động nhìn thấy hằng năm của Mặt Trời.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Giải thích một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy

1. Mô hình hệ Mặt Trời

- Mô hình của Copernicus

+ Mặt Trời nằm yên ở trung tâm vũ trụ.

+ Các hành tinh chuyển dộng xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo tròn và cùng chiều.

+ Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động Mặt Trời.

+ Mặt Trăng chuyển động tròn quanh Trái Đất.

Các hành tinh có thứ tự theo khoảng cách tăng dần từ Mặt Trời là: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh.

TL Câu hỏi 2:

Mô hình hệ Mặt Trời của Ptolemy.

Trong đó, mỗi hành tinh chuyển động trên hai hay nhiều mặt cầu: một mặt cầu chính (deferent) với tâm là Trái Đất, và các mặt cầu khác được gọi là ngoại luân nằm trên mặt cầu chính. Hành tinh chuyển động trên các mặt cầu và ngoại luân đó. Mặt cầu chính quay quanh Trái Đất trong khi ngoại luân quay bên trong mặt cầu chính, khiến hành tinh có thể tiến gần hay rời xa Trái Đất hơn tùy theo các điểm khác nhau trên quỹ đạo của nó, và thậm chí có thể di chuyển chậm, dừng lại, đi giật lùi (trong chuyển động lùi). Các ngoại luân của Sao Kim và Sao Thủy luôn có tâm trên một đường thẳng nối Trái Đất với Mặt trời (Sao Thủy gần Trái Đất hơn), điều này giải thích tại sao chúng luôn gần nhau trên bầu trời.

- Mô hình hệ Mặt Trời hiện nay:

+ Khác với mô hình Copernicus, ngày nay hệ Mặt Trời có 8 hành tinh (Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh).

+ Các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo gần tròn (quỹ đạo elip). Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất theo quỹ đạo elip.

TL Câu hỏi 3:

Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh.

 

2. Giải thích một số đặc điểm chuyển động nhìn thấy

- Giải thích chuyển động nhìn thấy hằng ngày của bầu trời

Chúng ta đã biết Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ phía tây sang phía đông. Vì quan sát bầu trời từ Trái Đất đang quay nên ta thấy bầu trời quay theo chiều ngược lại, hết một vòng trong một ngày đêm, đúng bằng thời gian Trái Đất quay quanh trục hết một vòng.

- Giải thích chuyển động nhìn thấy hằng năm của Mặt Trời:

Hình 2.2, biểu diễn chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và những vị trí nhìn thấy Mặt Trời trên nền trời sao. Trái Đất ở vị trí 1, người ở trên Trái Đất thấy Mặt Trời ở vị trí A. Trái Đất chuyển động đến vị trí 2, 3, 4 thì người trên Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các vị trí tương ứng là B, C, D. Khi Trái Đất chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời và trở về vị trí 1 thì ta cũng thấy Mặt Trời dịch chuyển một vòng trên nền trời sao và chiều chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời cùng chiều chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, tức là từ phía tây sang phía đông.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm bài tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS nêu được hiện tượng liên quan đến chuyển động nhìn thấy của bầu trời.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều CĐ 2 Bài 2: Chuyển động nhìn thấy của bầu trời

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO:

  • Khi đặt nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 Cánh diều CĐ 2 Bài 2: Chuyển động nhìn thấy, soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 cánh diều CĐ 2 Bài 2: Chuyển động nhìn thấy

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Vật lí 10 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay