Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 3: Nhật thực, nguyệt thực và thuỷ triều. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo hứng thú cho HS vào bài học mới.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Nhật thực và nguyệt thực là những sự kiện ngoạn mục trên bầu trời. Tuy thế, trước kia đã có thời kì chúng được xem là những hiện tượng huyền bí. Việc Mặt Trời dường như biến mất vào ban ngày làm cho bầu trời tối đen trong vài phút đã gây ra sự sợ hãi đối với con người khi họ còn chưa biết tại sao như vậy.
(Nhật thực)
(Nguyệt thực)
Bạn đã nhìn thấy nhật thực hay nguyệt thực bao giờ chưa? Bạn có biết mực nước biển ở ven bờ lên xuống có quy luật không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Hoạt động 1: Nhật thực và nguyệt thực.
- HS mô tả và giải thích sơ lược được hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hiện tượng nhật thực - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung SGK và thực hiện hoạt động: + Mô tả hiện tượng nhật thực. + HS hãy giải thích hiện tượng nhật thực. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1: Bằng hiểu biết của mình, bạn hãy cho biết, nhật thực có thể xảy ra vào thời kì ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng như thế nào? - GV giới thiệu một số hình ảnh về hiện tượng nhật thực. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hiện tượng nguyệt thực - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung SGK và thực hiện hoạt động: + Mô tả hiện tượng nguyệt thực. + HS hãy giải thích hiện tượng nguyệt thực. GV giới thiệu thêm một số hình ảnh về hiện tượng nguyệt thực: - GV chiếu video giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
I. Nhật thực và nguyệt thực. - Nhật thực được quan sát vào ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất một phần hoặc hoàn toàn Mặt Trời. - Mô tả quá trình diễn ra nhật thực: + Các nơi ở vùng bóng tối của Mặt Trăng sẽ không thấy Mặt Trời. Khi đó có hiện tượng nhật thực toàn phần. + Các nơi ở vùng nửa tối thì thấy nhật thực một phần. + Khi nhật thực diễn ra thì các nơi khác nhau thấy nhật thực ở các thời điểm khác nhau và thời gian thấy được không giống nhau. Một lần nhật thực có thể kéo dài đến ba bốn giờ nhưng mỗi nơi quan sát thì thấy được ngắn hơn. TL Câu hỏi: Hình dạng Mặt Trăng ứng với đầu hoặc cuối tháng Âm lịch. 2. Nguyệt thực - Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi bóng của Trái Đất bao phủ toàn bộ hoặc một phần của Mặt Trăng. - Mô tả hiện tượng nguyệt thực: + Nguyệt thực toàn phần: xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. + Nguyệt thực một phần: xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng bóng mờ của Trái Đất. Lúc này, Mặt Trăng sẽ mờ đi và không còn sáng rõ nét như thông thường. + Nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất. Nguyệt thực toàn phần có thể kéo dài trong vài giờ. Video về hiện tượng nhật thực và nguyệt thực: https://www.youtube.com/watch?v=JmptlM4UREg
|
Hoạt động 2: Thủy triều
- HS mô tả và giải thích được sơ lược và định tính hiện tượng thủy triều.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung SGK, trả lời câu hỏi: + Mô tả hiện tượng thủy triều. + Giải thích hiện tượng thủy triều một cách sơ lược.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
II. Thủy triều - Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông ... lên xuống theo quy luật xác định. - Nguyên nhân gây ra thủy triều là do sự khác biệt về lực hấp dẫn do Mặt Trăng và Mặt Trời tác dụng vào các phần khác nhau của lớp nước bao phủ bề mặt Trái Đất gây ra. + Giả thiết Trái Đất là hình cầu nhẵn có bao phủ một lớp nước. + Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất và Trái Đất quay mỗi ngày một vòng quanh trục của nó nên kết quả là mỗi nơi trên mặt đất đã lần lượt có nước dâng và nước rút. + Bên cạnh ảnh hưởng của Mặt Trăng thì Mặt Trời cũng tác dụng lực hấp dẫn lên lớp nước bao quanh Trái Đất (hiệu ứng do Mặt Trời gây ra nhỏ hơn khoảng 2,7 lần so với Mặt Trăng). Sự kết hợp lực hấp dẫn của Mặt Trời với tác động của Mặt Trăng làm tăng cường hoặc suy yếu triều cao và triều thấp. - Trong thực tế thì hiện tượng thủy triều diễn ra phức tạp hơn so với lí thuyết. Video giải thích hiện tượng thủy triều: link
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 Cánh diều CĐ 2 Bài 3: Nhật thực, nguyệt thực, soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 cánh diều CĐ 2 Bài 3: Nhật thực, nguyệt thực