Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều CĐ 3 Bài 1: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách mới cánh diều CĐ 3 Bài 1: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHUYÊN ĐỀ 3: VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

BÀI 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (5 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Sự cần thiết bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển của các quốc gia.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

Nhận thức vật lí:

  • Nêu được sự cần thiết bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển của các quốc gia.
  • Nêu được vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo tâm thế, hứng thú với bài học mới.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (hình 1.1). Môi trường tự nhiên gồm các thành phần như đất, nước, không khí, sinh vật, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, âm thanh, ánh sáng, trường điện tử, chất phóng xạ và các hình thái vật chất khác.

Kể tên các yếu tố vật lí của môi trường xung quanh ta.

Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi

  1. a) Mục tiêu:

- HS nêu được các vấn đề ô nhiễm môi trường

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi 1, thực hiện nhiệm vụ được giao.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời cho Câu hỏi 1.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK trang 45, trả lời câu hỏi:

+ Môi trường tự nhiên có vai trò gì với đời sống của con người?

+ Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm gây ảnh hưởng gì đến đời sống và sức khoẻ của con người?

+ Kể tên các yếu tố vật lí của môi trường xung quanh ta (môi trường tự nhiên, nhân tạo, con người)

+ Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên? (Giúp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục được những hậu quả mà con người gây ra).

- HS trả lời Câu hỏi 1:

Kể tên các dạng ô nhiễm môi trường mà bạn biết?

- GV chiếu lần lượt từng hình ảnh dưới đây, yêu cầu HS đoán dạng ô nhiễm môi trường.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Ô nhiễm môi trường

Môi trường tự nhiên cung cấp chỗ ở, thức ăn và đáp ứng những nhu cầu sống thiết yếu khác của con người và sinh vật, đồng thời chứa đựng các chất thải do con người tạo ra và bảo vệ con người khỏi những tác động từ vũ trụ.

Ô nhiễm môi trường tự nhiên biểu hiện ở những biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường (ánh sáng, bức xạ, tiếng ồn, độ rung, chất lượng không khí, chất lượng nước,...) gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, sinh vật, tự nhiên và kinh tế, xã hội.

TL Câu hỏi 1:

Các dạng ô nhiễm môi trường:

- Ô nhiễm môi trường nước

- Ô nhiễm không khí

- Ô nhiễm ánh sáng

- Ô nhiễm tiếng ồn

Hoạt động 2: Rút ra khái niệm về một số loại ô nhiễm môi trường

  1. a) Mục tiêu:

- HS nêu được khái niệm sự ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, trả lời Câu hỏi 2, 3.
  2. c) Sản phẩm: Kết quả rút ra các khái niệm, ý kiến thảo luận, câu trả lời cho các câu hỏi 2, 3 và Luyện tập 1, 2.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều CĐ 3 Bài 1: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 Cánh diều CĐ 3 Bài 1: Sự cần thiết phải, soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 cánh diều CĐ 3 Bài 1: Sự cần thiết phải

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Vật lí 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay