Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 Cánh diều CĐ 1 bài 2: Cường độ trường hấp dẫn, thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 1 bài 2: Cường độ trường hấp dẫn, thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: CƯỜNG ĐỘ TRƯỜNG HẤP DẪN, THẾ HẤP DẪN VÀ THẾ NĂNG HẤP DẪN (5 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.
  • Từ định luật vạn vật hấp dẫn và định nghĩa cường độ trường hấp dẫn, rút ra được phương trình cho trường hợp đơn giản.
  • Vận dụng được phương trình để đánh giá một số hiện tượng đơn giản về trường hấp dẫn.
  • Nêu được tại mỗi vị trí ở gần bề mặt của Trái Đất, trong một phạm vi độ cao không lớn lắm, g là hằng số.
  • Thảo luận (qua hình ảnh, tài liệu đa phương tiện) để nêu được định nghĩa thế hấp dẫn tại một điểm trong trường hấp dẫn.
  • Vận dụng được phương trình trong trường hợp đơn giản.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua quá trình tìm câu trả lời cho các câu thảo luận và bài tập trong SCĐ.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình hoạt động nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến cường độ trường hấp dẫn, thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Nêu được định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.
  • Rút ra công thức tính cường độ trường hấp dẫn của một vật đồng chất hình cầu.
  • Mô tả và nêu được cường độ trường hấp dẫn gần bề mặt Trái Đất.
  • Đề xuất được phương án thí nghiệm để chứng minh trường hấp dẫn trong phạm vi phòng học là trường lực đều.
  • Nêu được khái niệm thế năng hấp dẫn.
  • Nêu được khái niệm thế hấp dẫn và công thức tính thế hấp dẫn trong trường hấp dẫn gây bởi vật hình cầu đồng chất.
  • Vận dụng công thức tính cường độ trường hấp dẫn và thế hấp dẫn để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SCĐ, SGV, Kế hoạch dạy học.
  • Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SCĐ: video các nhà du hành vũ trụ di chuyển trên Mặt Trăng, hình ảnh biểu diễn cường độ trường hấp dẫn của Trái Đất tại một số vị trí khác nhau trong không gian, tàu vũ trụ có thế năng trong trường hấp dẫn của Trái Đất,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SCĐ Vật lí 11.
  • Tư liệu, tranh ảnh, video liên quan đến nội dung cường độ trường hấp dẫn, thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua ví dụ trong thực tiễn về nhà thám hiểm di chuyển trên Mặt Trăng để HS phân tích và nêu vấn đề cần tìm hiểu về khái niệm cường độ trường hấp dẫn.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh/video, đặt câu hỏi cho HS thảo luận và tìm hiểu về cường độ trường hấp dẫn.
  4. Sản phẩm học tập: HS thảo luận về câu hỏi trong phần khởi động của bài học, trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để bước đầu có khái niệm về cường độ trường hấp dẫn.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video/hình ảnh các nhà du hành di chuyển trên bề mặt Mặt Trăng cho HS quan sát và đặt vấn đề:

+ Video nhà du hành di chuyển trên Mặt Trăng

(link video)

+ Hình ảnh nhà thám hiểm di chuyển trên Mặt Trăng

Lực hấp dẫn của Mặt Trăng yếu hơn của Trái Đất nên khi di chuyển trên đó, các nhà thám hiểm có thể bật nhảy một cách dễ dàng, mặc dù họ đang mang một bộ quần áo bảo hộ cồng kềnh.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Tại một vị trí, độ mạnh, yếu của trường hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 2: Cường độ trường hấp dẫn, thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu định nghĩa cường độ trường hấp dẫn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ nêu được định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ, từ đó đưa ra các nội dung liên quan đến định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và trả lời được câu hỏi mà GV đưa ra để nêu được định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Để mô tả độ mạnh, yếu của trường hấp dẫn, chúng ta dùng khái niệm cường độ trường hấp dẫn.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ và nêu định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.

- GV lưu ý HS: Cường độ trường hấp dẫn là một đại lượng vecto có hướng trùng với hướng của lực hấp dẫn, độ lớn tính bằng lực hấp dẫn tác dụng lên một đơn vị khối lượng của vật nhỏ đặt tại điểm đang xét.

- GV chiếu hình ảnh biểu diễn cường độ trường hấp dẫn của Trái Đất tại một số vị trí khác nhau trong không gian (hình 2.2) cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hãy quan sát hình 2.2 và nêu đặc điểm của cường độ trường hấp dẫn tại một điểm.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về định nghĩa cường độ trường hấp dẫn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ, quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, điều phối thảo luận để hướng tới định nghĩa cường độ trường hấp dẫn, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. CƯỜNG ĐỘ TRƯỜNG HẤP DẪN

1. Định nghĩa cường độ trường hấp dẫn

- Cường độ trường hấp dẫn g tại một điểm được xác định bằng lực hấp dẫn tác dụng lên một đơn vị khối lượng của vật có kích thước nhỏ đặt tại điểm đó.

trong đó:

+ F là lực hấp dẫn tác dụng lên vật nhỏ khối lượng m.

+ g là cường độ trường hấp dẫn, có đơn vị đo là N/kg hoặc m/s2.

- Cường độ trường hấp dẫn tại một điểm luôn tiếp tuyến và cùng hướng với đường sức trường hấp dẫn tại điểm đó.

---------------------------Còn tiếp----------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 Cánh diều CĐ 1 bài 2: Cường độ trường hấp dẫn, thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 Cánh diều CĐ 1 bài 2: Cường độ trường hấp, soạn giáo án chuyên đề Vật lí 11 cánh diều CĐ 1 bài 2: Cường độ trường hấp

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Vật lí 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay