Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 Cánh diều CĐ 3 Bài 1: Thiết bị cảm biến và khuếch đại thuật toán (5 tiết)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 3 Bài 1: Thiết bị cảm biến và khuếch đại thuật toán (5 tiết). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 3: MỞ ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ HỌC

BÀI 1: THIẾT BỊ CẢM BIẾN VÀ KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN (5 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được dự án tìm hiểu:

+ Phân loại cảm biến (sensor) theo: nguyên tắc hoạt động, phạm vi sử dụng, hiệu quả kinh tế.

+ Nguyên tắc hoạt động của: điện trở phụ thuộc ánh sáng (LDR), điện trở nhiệt.

+ Tính chất cơ bản của bộ khuếch đại thuật toán (op-amp) lí tưởng.

  • Tham quan thực tế (hoặc qua tài liệu đa phương tiện), thảo luận để nêu được một số ứng dụng chính của thiết bị cảm biến và nguyên tắc hoạt động của thiết bị cảm biến.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua quá trình tìm câu trả lời cho các câu thảo luận và bài tập trong SCĐ.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình hoạt động nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến thiết bị cảm biến và khuếch đại thuật toán, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Nêu được định nghĩa cảm biến.
  • Phân loại được cảm biến theo các tiêu chí khác nhau.
  • Nêu được nguyên tắc hoạt động của bộ cảm biến dùng LDR.
  • Nêu được nguyên tắc hoạt động của bộ cảm biến dùng trở nhiệt.
  • Nêu được tính chất cơ bản của bộ khuếch đại thuật toán (op-amp) lí tưởng.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SCĐ Vật lí 11, SGV Vật lí 11, Kế hoạch dạy học.
  • Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SCĐ: hình ảnh một số loại cảm biến áp suất, hình ảnh lồng ấp trứng, hình ảnh đồ thị biểu diễn điện trở của LDR thay đổi theo cường độ sáng, tính theo đơn vị lux,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SCĐ Vật lí 11.
  • Tư liệu, tranh ảnh, video liên quan đến biến điệu và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn, HS phân tích và nêu vấn đề về cảm biến.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh/video, đặt câu hỏi cho HS thảo luận và nêu vấn đề về nguyên tắc hoạt động của thiết bị cảm biến.
  4. Sản phẩm học tập: HS thảo luận về câu hỏi trong phần khởi động của bài học, trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để nêu được vấn đề về nguyên tắc hoạt động của thiết bị cảm biến.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh lồng ấp trứng có cảm biến nhiệt độ (hình 1.1) cho HS quan sát và đặt vấn đề

Ngày nay, các thiết bị điện tử, đặc biệt các thiết bị cảm biến được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực.

Ở hình 1.1, cảm biến nhiệt độ bên trong lồng ấp trứng gà sẽ giúp bộ xử lí điều khiển các thiết bị sưởi ấm và làm mát để giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với việc ấp trứng. Lồng ấp trứng giống như một gà mẹ khổng lồ mà sau mỗi lần "ấp ủ" đã cho ra đời hàng trăm chú gà con, giúp nâng cao năng suất ấp trứng gà.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Các cảm biến đã hoạt động theo cách thức như thế nào mà làm được những công việc như vậy?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Thiết bị cảm biến và khuếch đại thuật toán.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Định nghĩa cảm biến

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ định nghĩa được cảm biến.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ để HS nêu được định nghĩa và cấu trúc của cảm biến.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và rút ra được kết quả thực hiện nêu được định nghĩa và cấu trúc của cảm biến.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SCĐ và trả lời các câu hỏi sau:

+ Thiết bị cảm biến là gì?

+ Một bộ cảm biến thường có cấu trúc như thế nào?

+ Câu hỏi 1 (SCĐ – tr37): Nêu đặc tính cơ bản của phần tử cảm biến.

- GV nêu ví dụ sự thay đổi nhiệt độ của không khí trong lồng ấp trứng ở Hình 1.1 tác động vào cảm biến sẽ khiến bộ xử lí bật hoặc tắt bộ phận làm nóng và nhờ đó mà giữ cho trứng được ấp ở nhiệt độ thích hợp.

- Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV tổng kết để định nghĩa cảm biến.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi, đưa ra ý kiến của bản thân về nội dung Câu hỏi

*Trả lời Câu hỏi 1 (SCĐ – tr37)

Đặc tính cơ bản của phần tử cảm biến: Phát hiện/nhận biết và đáp ứng kích thích của môi trường.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. BỘ CẢM BIẾN

- Cảm biến là thiết bị có đặc tính thay đổi khi có một yếu tố tác động lên nó (như nhiệt độ, áp suất, cường độ ánh sáng,…) thay đổi.

- Một bộ cảm biến thường có cấu trúc gồm hai phần chính là phần tử cảm biến và bộ xử lí.

+ Phần tử cảm biến là phần tử có thể phát hiện/nhận biết và đáp ứng một kích thích của môi trường.

+ Bộ xử lí là phần tử chuyển đổi đáp ứng của phần tử cảm biến thành tín hiệu điện.

Hoạt động 2. Phân loại cảm biến

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ phân loại được cảm biến theo các tiêu chí khác nhau.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ để HS phân loại được cảm biến theo nguyên tắc hoạt động, theo phạm vi sử dụng và theo hiệu quả kinh tế.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và rút ra được kết quả thực hiện phân loại cảm biến.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Phân loại cảm biến theo nguyên tắc hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình 1.2 cho HS quan sát và đặt vấn đề: Trong thực tiễn, có rất nhiều loại cảm biến, Hình 1.2 là ảnh một số loại cảm biến thường gặp. Có thể phân loại chúng theo các tiêu chí khác nhau.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SCĐ và trả lời câu hỏi: Có thể phân loại cảm biến theo các tiêu chí nào?

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu SCĐ và tìm hiểu phân loại cảm biến theo nguyên tắc hoạt động.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi sau:

+ Trong thực tiễn, các cảm biến có nguyên tắc hoạt động khác nhau, có thể phân chia chúng như thế nào?

+ Câu hỏi 2 (SCĐ – tr37): Lấy ví dụ về thiết bị có sử dụng cảm biến ở nhà của bạn.

- GV chiếu hình ảnh đo khoảng cách bằng siêu âm (hình 1.2a và 1.3) cho HS quan sát và đọc nội dung Ví dụ (SCĐ – tr37) để tìm hiểu kĩ hơn về cảm biến chủ động.

- GV chiếu hình ảnh cảm biến ánh sáng (hình 1.2b) và cảm biến nhiệt độ và độ ẩm (hình 1.2c) cho HS quan sát và đọc nội dung Ví dụ (SCĐ – tr38) để tìm hiểu kĩ hơn về cảm biến thụ động.

- GV chiếu hình ảnh cảm biến áp suất có màn hình hiển thị (hình 1.4a) cho HS quan sát để tìm hiểu kĩ hơn về cảm biến tương tự và cảm biến kĩ thuật số.

- GV tổng kết về phân loại cảm biến theo nguyên tắc hoạt động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi, đưa ra ý kiến của bản thân về nội dung Câu hỏi

*Trả lời Câu hỏi 2 (SCĐ – tr37)

Thiết bị có sử dụng cảm biến: máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt,…

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. PHÂN LOẠI CẢM BIẾN

1. Theo nguyên tắc hoạt động

- Cảm biến chủ động và cảm biến thụ động.

+ Cảm biến chủ động là cảm biến truyền tín hiệu vào môi trường và sau đó đo đáp ứng của môi trường.

+ Cảm biến thụ động là cảm viến phát hiện và phản hồi với một số loại đầu vào từ môi trường. Cảm biến thụ động chỉ biết "lắng nghe" những gì đang xảy ra.

- Dựa vào cách thức phát hiện tín hiệu được sử dụng trong cảm biến: Một số cách thức phát hiện là điện, sinh học, hóa học, phóng xạ,…

- Dựa vào hiện tượng chuyển đổi, tức là đầu và đầu ra: Một số hiện tượng chuyển đổi phổ biến là quang điện, nhiệt điện, điện hóa, điện từ,…

- Cảm biến tương tự và cảm biến kĩ thuật số.

+ Cảm biến tương tự tạo ra tín hiệu đầu ra liên tục.

+ Cảm biến kĩ thuật số hoạt động với dữ liệu số.

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 Cánh diều CĐ 3 Bài 1: Thiết bị cảm biến và khuếch đại thuật toán (5 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 Cánh diều CĐ 3 Bài 1: Thiết bị cảm biến, soạn giáo án chuyên đề Vật lí 11 cánh diều CĐ 3 Bài 1: Thiết bị cảm biến

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Vật lí 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay