Tải giáo án Powerpoint Vật lí 10 KNTT bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Vật lí 10 bộ sách Kết nối tri thức bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Tại sao vận động viên nhảy sào có thể nhảy cao hơn vận động viên nhảy cao nhiều đến thế?

BÀI 26

 CƠ NĂNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

Sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng

Định luật bảo toàn cơ năng

SỰ CHUYỂN HÓA GIỮA ĐỘNG NĂNG VÀ THẾ NĂNG

Câu hỏi

  • Nêu khái niệm và công thức tính cơ năng?
  • Mối liên hệ giữa động năng và thế năng
  • Trả lời
  • - Cơ năng của một vật là tổng động năng và thế năng của nó.
  • - Khi vật chuyển động trong trường trọng lực thì cơ năng được tính như sau:
  • (26.1).
  • - Mối liên hệ giữa động năng và thế năng: Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
  • CH1 (SGK – tr102). Khi nước chảy từ thác xuống
  • Lực nào làm cho nước chảy từ đỉnh thác xuống dưới?
  • Lực nào sinh công trong quá trình này?
  • Động năng và thế năng của nó thay đổi như thế nào ?
  • Hãy dự đoán về mối liên hệ giữa độ tăng động năng và độ giảm thế năng.
  • Khi nước chảy từ trên thác xuống:
  • a) Lực hấp dẫn của Trái Đất làm cho nước chảy từ đỉnh thác xuống dưới.
  • b) Lực sinh công trong quá trình này là lực hấp dẫn của Trái Đất.
  • c) Động năng của nước tăng dần, thế năng giảm dần.
  • d) Dự đoán: Độ tăng động năng bằng độ giảm thế năng.

CH2 (SGK – tr102) . Từ một điểm ở độ cao h so với mặt đất, ném một vật có khối lượng m với vận tốc ban đầu là  .

  1. Khi vật đi lên có những lực nào tác dụng lên vật? Lực đó sinh công cản hay công phát động?
  2. Trong quá trình vật đi lên rồi rơi xuống thì dạng năng lượng nào tăng, dạng năng lượng nào giảm? Hãy dự đoán về mối liên hệ giữa độ tăng động năng và độ giảm thế năng.

Trả lời

  1. Khi vật đi lên có những lực tác dụng lên vật:

- Lực hút của Trái Đất sinh công cản.

- Lực đẩy của tay sinh công phát động.

- Lực cản của không khí sinh công cản.

  1. Trong quá trình vật đi lên thì thế năng tăng, động năng giảm; vật đi xuống thì thế năng giảm, động năng tăng.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng

Câu 1: Trên hình 26.1 SGK là đường đi của tàu lượn siêu tốc. Hãy phân tích sự chuyển hoá giữa động năng và thế năng của tàu lượn trên từng đoạn đường.

Câu 2. Trong các quá trình hoạt động của tàu lượn, ngoài động năng và thế năng còn có dạng năng lượng nào khác tham gia vào quá trình chuyển hoá?

Trả lời

Câu 1: Khi tàu chuyển động từ:

- A đến B: thế năng tăng dần, động năng giảm dần.

- B đến C: động năng tăng dần, thế năng giảm dần.

- C đến D: động năng giảm dần, thế năng tăng dần.

- D đến E: động năng tăng dần, thế năng giảm dần.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Vật lí 10 KNTT bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Vật lí 10 Kết nối, giáo án điện tử Vật lí 10 KNTT bài 26: Cơ năng và định luật bảo, giáo án trình chiếu Vật lí 10 kết nối bài 26: Cơ năng và định luật bảo

 

Bài giảng điện tử Vật lí 10 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay