Ôn tập kiến thức Địa lí 10 KNTT bài 12: Nước biển và đại dương

Ôn tập kiến thức địa lí 10 kết nối tri thức bài 12: Nước biển và đại dương. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

BÀI 12: NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

1. TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

– Độ muối:

  • Độ muối trung bình của nước biển là 35 ‰.
  • Độ muối phụ thuộc vào bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào.
  • Độ muối thay đổi theo vĩ độ và theo độ sâu.

– Nhiệt độ:

  • Nhiệt độ trung bình bề mặt của toàn bộ đại dương khoảng 17°C (toàn Trái Đất là khoảng 15°C).
  • Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm. 
  • Nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về phía hai cực và thay đổi theo độ sâu.

2. SÓNG, THỦY TRIỀU VÀ DÒNG BIỂN

a. Sóng biển

- Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn. 

- Sóng thần sinh ra do động đất, núi lửa lớn, lan truyền theo phương ngang.

b. Thuỷ triều

- Thuỷ triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hàng ngày. Nguyên nhân gây nên thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực là tâm của Trái Đất.

- Trong tháng âm lịch, khi ba thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất thẳng hàng, sức hút của Mặt Trăng lớn, lực tạo triều lớn nhất. Khi đó ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn (ngày vọng) và không nhìn thấy Mặt Trăng (ngày sóc). Khi ba thiên thể ở vị trí vuông góc, lực tạo triều nhỏ nhất, khi đó ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình lưỡi liềm. 

c. Dòng biển

- Chuyển động của các dòng biển trong đại dương: 

  • Dòng biển là dòng nước chảy trong biển và đại dương do các loại gió thường xuyên hoặc sự chênh lệch về nhiệt độ, độ muối.... giữa các vùng biển khác nhau. 
  • Có hai loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
  • Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp, chảy về vùng vĩ độ cao. 
  • Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
  • Ở vùng gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện các dòng thay đổi tính chất và đối chiếu theo mùa.

- Tên một số dòng biển:

  • Trong Thái Bình Dương: dòng biển nóng: Cư-rô-si-vô, Bác Xích đạo, ngược Xích đạo, Nam Xích đạo, Đông Ô-xtrây-li-a, Bắc Thái Bình Dương; dòng biển lạnh: Bê rinh, Ca-li-phoóc-ni-a, Pê-ru.
  • Trong Đại Tây Dương: dòng biển nóng: Bắc Xích đạo, Gon-xtơ-rim, Bắc Đại Tây Dương, Guy-an, Nam Xích đạo, Bra-xin; dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Ben-ghê-la. 
  • Trong Ấn Độ Dương: dòng biển nóng Ngược Xích đạo, Nam Xích đạo, Mô-dăm-bích; dòng biển lạnh: Tây Ô-xtrây-li-a.

3. VAI TRÒ CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

- Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá.

- Môi trường cho các hoạt động kinh tế – xã hội. 

- Điều hòa khí hậu, đảm bảo sự cân bằng sinh học.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập địa lí 10 KNTT bài 12: Nước biển và đại dương, ôn tập địa lí 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm địa lí 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com