Ôn tập kiến thức Địa lí 10 KNTT bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa

Ôn tập kiến thức địa lí 10 kết nối tri thức bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

BÀI 8: THỰC HÀNH: 

SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA

CÂU 1

- Các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giới: 

  • Vành đai động đất: phía tây châu Mỹ; Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a; phía tây Thái Bình Dương, từ eo Bê-rinh, qua Nhật Bản đến Phi-líp-pin; phía nam các đại dương. 
  • Vành đai núi lửa: phía tây châu Mỹ; đông châu Phi; Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, tây Thái Bình Dương từ eo Bê-rinh qua Nhật Bản và đến Đông Nam Á.

- Các vành đai động đất và núi lửa tập trung nhiều nhất: vành đai Thái Bình Dương, vành đai Địa Trung Hải.

CÂU 2

Các vành đai động đất, vành đai núi lửa thường nằm ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo.

CÂU 3

Ở Việt Nam, động đất, núi lửa đã từng xảy ra:

Động đất ở Việt Nam: Do nằm trong một mảng kiến tạo và xa với vùng rìa mảng, nên Việt Nam rất hiếm những trận động đất mạnh và gần như không có động đất ở mức huỷ diệt. Chỉ một số ít trận động đất được ghi nhận trong lịch sử. Trận động đất 6,1 độ rich-te xảy ra ở vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ năm 1923, đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Tro. Hai trận trận động đất mạnh ghi nhận được ở nước ta là động đất Điện Biên năm 1935 cường độ 6,7 độ rich-te và động đất Tuần Giáo năm 1983 cường độ 6,8 độ rich-te. Những động đất này có chấn tiêu nông nền vùng rung động phá huỷ hẹp, xảy ra ở khu vực hẻo lánh, người ở thưa thớt nên không gây thiệt hại đáng kể. Những động đất ở vùng lân cận gây ra rung lắc ở vùng đất Việt Nam gần đây thì có động đất cường độ khoảng 7,0 độ rich-te xảy ra năm 2011 tại khu vực biên giới Mi-an-ma – Lào – Thái Lan, gây rung động cảm nhận được ở các tỉnh miền Bắc. Những trận động đất mạnh dưới 6 độ rich-te trên đất liền Việt Nam hàng năm có khoảng chục vụ. Gần đây nhất là vào trưa ngày 27 – 07 – 2020, ở khu vực huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trận động đất với cường độ 5,3 độ rich-te khiến cho các tỉnh, thành như Hà Nội, Phú Thọ, Hoà Bình, Thái Nguyên, Thanh Hoá xảy ra hiện tượng rung lắc.

Núi lửa ở Việt Nam: Biểu hiện hoạt động núi lửa cuối cùng ở Việt Nam từng xảy ra ở ngoài khơi Phan Thiết. Vào tháng 2/1923, thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật Bản đã nhìn thấy một đám khói đen ở vùng biển này kèm theo cột hơi nước dày đặc bốc cao hơn 2.000m, cùng với những tiếng nổ mạnh. Ngày 8/3 năm đó, quá trình phun trào núi lửa đã xảy ra, nhưng yếu ớt. Ngày 15/3/1923, núi lửa tạm ngừng phun để đến 20/3/1923 nó phun trở lại lần cuối. Kết quả đợt phun trào ấy là sự hình thành của một hòn đảo từ tro bụi núi lửa. Nó được gọi là Hòn Tro. Sau này, Hòn Tro đã bị sóng gió đánh tan, do nó hình thành từ những sản phẩm núi lửa chưa được cố kết chặt chẽ.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập địa lí 10 KNTT bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, ôn tập địa lí 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm địa lí 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com