[toc:ul]
- Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị,dụng cụ, mẫu vật, hóa chất,… để giáo viên và học sinh có thể thực hiện các thí nghiệm, các bài thực hành
- Những điều phải làm:
+ Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng; không đi giày, dép cao gót.
+ Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khấu trang thí nghiệm, ...) khi làm thí nghiệm
+ Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên
+ Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành
+ Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành. Thông báo ngay với giáu viên khi gặp các sự cố mất an toàn như hoá chất bán vào mắt, bỏng hoá chất, bỏng nhiệt, làm vỡ dụng cụ thuỷ tính, gây đổ hoá chất, cháy nổ, chập điện,…
+ Thu gom hoá chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định
+ Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xả phỏng khi tiếp xúc với hoá chất và sau khi kết thúc buổi thực hành
+ Thu gom hoá chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định
+ Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xả phỏng khi tiếp xúc với hoá chất và sau khi kết thúc buổi thực hành
- Những điều không được làm:
+ Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành
+ Tóc thả dài, đi giày dép cao gót
+ Tự làm các thí nghiệm khi chưa có sự đồng ý của GV
+ Nếm thử hóa chất, làm hư hỏng các dụng cụ, vật mẫu thực hành
+ Cầm và lấy hóa chất bằng tay
- Phân biệt các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành giúp chúng ta chủ động phòng tránh và giảm thiểu các rủi ro cũng như nguy hiểm trong quá trình làm thí nghiệm
- Ý nghĩa của một số kí hiệu cảnh báo:
+ Chất dễ cháy: Tránh gắn các nguồn lửa gây nguy hiểm cháy nổ
+ Chất ăn mòn: Không để dây ra kim loại, các vật dụng hoặc cơ thể vì có thể gây ăn mòn
+ Chất độc cho môi trường: Không thải ra môi trường nước, không khi, đất
+ Chất độc sinh học: Tác nhân virus, vi khuẩn nguy hiểm sinh học, không đến gần
+ Nguy hiểm về điện: Tránh xa vì có thể bị điện giật
+ Hoá chất độc hại: Hoá chất độc đối với sức khoẻ, chỉ sử dụng cho mục đích thí nghiệm
+ Chất phóng xạ: Nguồn phóng xạ gây nguy hiểm cho sức khoẻ
+ Cấm sử dụng nước uống: Nước dùng cho thí nghiệm, không phải nước uống
+ Cấm lửa: Khu vực dễ xảy ra cháy, cẩn thận với nguốn lửa
+ Nơi có bình chữa cháy: Khu vực có bình chữa cháy, lưu ý để sử dụng khi có sự cố cháy
+ Lối thoát hiểm: Chỗ thoát hiểm khi gặp sự cố hoả hoạn, cháy nổ, ....
- Việc dùng kí hiệu cảnh báo thay chô mô tả bằng chữ để tạo sự chú ý mạng và dễ quan sát.
Dụng cụ | Công dụng |
Thước cuộn | Đo chiều dài |
Đồng hồ bấm giây | Đo thời gian |
Lực kế | Đo lực |
Nhiệt kế | Đo nhiệt độ |
Bình chia độ (ống đong) và cốc chia độ | Đo thể tích chất lỏng |
Cân đồng hồ và cân điện tử | Đo khối lượng |
Pipette | Chuyển chất lỏng với thể tích xác định từ vật chứa này sang vật chứa khác. |
a. Kính lúp
- Kính lúp được sử dụng để quán sát rõ hơn các vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát.
- Cấu tạo của kính lúp gồm 3 bộ phận:
+ Mặt kính
+ Khung kính
+ Tay cầm (giá đỡ)
- Cách sử dụng:
+ Cầm kính lúp và điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật
+ Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật tăng lên gấp nhiều lần khi không sử dụng.
b. Kính hiển vi quang học
- Bộ phận cơ học: chân kính, thân kính, ống kính, mâm kính, đĩa mang vật kính, ốc sơ cấp, ốc vi cấp, kẹp tiêu bản
- Bộ phận quang học: thị kính, vật kính
- Vai trò của kính hiển vi quang học có vai trò giúp chúng ta quan sát câc chi tiết cấu tạo rất nhỏ mà mắt thường hoặc dùng kính lúp không thấy rõ
- Cách sử dụng kính hiển vi quang học
+ Bước 1: Chuẩn bị kính - Đặt kính vừa tầm quan sát gần nguồn cấp điện
+ Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng - Bật công tắc đèn và điêu chỉnh độ sáng của đèn phù hợp
+ Bước 3: Quan sát vật mẫu