Ôn tập kiến thức Khoa học tự nhiên 6 CTST bài 4: Đo chiều dài

Ôn tập kiến thức Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Đo chiều dài. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

 [toc:ul] 

BÀI 4: ĐO CHIỀU DÀI

1. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO CHIỀU DÀI

a. Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật

- Chiều dài đoạn thẳng AB ngắn hơn chiều dài đoạn thẳng CD

- Ước lượng: chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm, chiều dài đoạn thẳng AB = 1.9cm.

b. Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài

- Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét (metre) kí hiệu m.

- Các ước số và bội số thập phân của đơn vị metre ta thường gặp là kilometre (km), decimetre (dm), centimetre (cm) và milimetre(mm),...

c. Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài

- Những dụng cụ đo chiều dài thông dụng: Thước dây, thước cuộn, thước mét,...

- Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau để thực hiện phép đo chiều dài của các vật được chính xác. Dựa vào chiều dài của vặt cần đo để lựa chọn thước đo phù hợp. Ví dụ thước kẻ thường dùng để đo chiều dài của quyển sách, thước dây để đo chiều dài cánh cửa, thước kẹp do đường kính của viên bị,...

- Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN

- GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước

- ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Đo chiều dài , Ôn tập kiến thức Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo , lí thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Giải khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com