Ôn tập kiến thức lịch sử 10 CTST bài 16: Văn minh Chăm-pa

Ôn tập kiến thức lịch sử 10 CTST bài 16: Văn minh Chăm-pa. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH

1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

- Địa hình Chăm-pa phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông là biển đảo, xen kẽ là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, dọc ven biển, bị chia cắt bởi các con sông ngắn và những núi, đèo hiểm trở. 

- Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt là những bất lợi lớn của vùng đất này. 

- Nguồn lợi: làm thổ sản, các mỏ khoáng sản và nhiều vịnh, cảng tốt.

2. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

- Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa (Na-ri-kê-la-vam-sa) và bộ tộc Cau (Kra-mu-ka-vam-sa) được gọi chung là người Chăm, thuộc ngữ hệ Nam Đảo. 

- Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của người phụ nữ trong quan hệ gia đình và hôn nhân.

- Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình ba trục: cảng (phía đông) – thành (trung tâm) - trung tâm tôn giáo (phía tây).

3. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ

- Sự tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiết chế chính trị và xã hội Chăm-pa, góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.

- Đứng đầu bộ máy nhà nước là vua, theo chế độ cha truyền con nối. Dưới vua là hai vị đại thần (một đứng đầu ngạch quan văn, một đứng đầu ngạch quan võ). Ở cấp địa phương là đội ngũ ngoại quan quản lí các châu – huyện – làng.

II. THÀNH TỰU VĂN MINH TIÊU BIỂU

1. TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

- Năm 192 đã dẫn đến sự thành lập nhà nước Lâm Ấp, tiền thân của nhà nước Chăm-pa. 

- Bộ máy nhà nước Chăm-pa được xây dựng theo mô hình nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.

2. CHỮ VIẾT

- Khoảng thế kỉ III, trên cơ sở tiếp nhận chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ, gọi là A-kha Ha-y-áp. 

- Sau hơn 1000 năm sử dụng, người Chăm hoàn thiện A-kha Ha-y-áp thành A-kha Thơ-ra làm chữ viết phổ biến của vương quốc.

3. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT

- Cư dân Chăm-pa trồng lúa, các loại cây hoa màu và bông vải. 

- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các nghề gạch, gốm, luyện kim, chế tạo thuỷ tinh, đóng thuyền..

- Người Chăm rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển. Thương cảng Đại Chăm, Cù lao Chàm, Thị Nại, đóng vai trò quan trọng trên con đường mậu dịch biển quốc tế. 

- Nhà ở: gười Chăm sống quây quần trong những nếp nhà xây bằng gỗ hoặc gạch nung mặt trước có một hiện ở chính giữa.

- Trang phục chính của nam gồm quần, ngoài quần váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hồng cùng khăn đội đầu. Phụ nữ mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn

- Bữa ăn hàng ngày của cư dân Chăm thường là cơm, rau và cá.

4. ĐỜI SỐNG TINH THẦN

* Văn học

- Văn học dân gian Chăm-pa đặc biệt phong phú về nhiều thể loại sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, câu đó,... Sử thi của người Chăm vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo. 

- Văn học viết có các trường ca, gia huấn ca và thơ triết lí, thơ trữ tình,... được sáng tác bằng cả chữ Phạn lẫn chữ Chăm cổ.

* Tín ngưỡng, tôn giáo:

- Tín ngưỡng: thịnh hành tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng phồn thực.

- Tôn giáo: từ thế kỉ Ill, Ấn Độ giáo trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa. Phật giáo Đại thừa phát triển trong hai thế kỉ IX và X. Từ thế kỉ XII - XIV, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa hình thành cộng đồng Hồi giáo Chăm Bà-ni.

* Nghệ thuật

- Kiến trúc, điêu khắc:

+ Những đền tháp Chăm là một khối vững chắc xây bằng gạch, có cửa chính và cửa giả gồm nhiều tầng, xếp nếp, tầng trên lặp lại tầng dưới nhưng nhỏ dần và tụ lại thành đỉnh nhọn vươn lên cao. Dấu ấn riêng biệt trong kiến trúc Chăm là kĩ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và kĩ thuật chạm trổ trên đá. 

+ Những phù điêu nhãn mạnh vào từng hình tượng và khuynh hướng thiên về tượng tròn là đặc điểm giàu tính ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điều khác có Chăm-pa.

- Âm nhạc và ca múa (múa tôn giáo, múa tập thể, múa độc diễn, múa đạo cụ, múa bóng) không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng và các dịp lễ hội truyền thống như Ri-gia Nư-ga, Ka-tê, Ri-gia Pra-ung. 

- Người Chăm chế tạo nhiều loại nhạc cụ độc đáo như trống gi-neng, trống pa-ra-nưng, chiêng, kèn xa-ra-nai, lục lạc, đàn ka-nh

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 16: Văn minh Chăm-pa, giải lịch sử 10 sách CTST, giải lịch sử 10 CTST bài 16: Văn minh Chăm-pa

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com