[toc:ul]
a. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
- Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (Hình 4.1-4.4).
- Sử học nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, nhân vật,... trong lịch sử xã hội loài người, góp phần phục dựng lại bức tranh lịch sử.
=> Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hoá, là cơ sở trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hoá, đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
b. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị những di sản của thế hệ trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.
=> Có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Bảo tồn không phải là xây mới, hiện đại hoá di tích. Nếu làm sai sẽ tàn phá các di sản, di tích, thậm chí làm mất giá trị di tích, có tội với tổ tiên, quốc gia và dân tộc.
- Một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên:
+ Đầu tư xây dựng, tôn tạo các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
+ Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử cách mạng.
+ Tuyên truyền, giáo dục truyền thống công tác giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về di sản văn hoó, di sản thiên nhiên.
a. Vai trò của Sử học đối với một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa
- Sử học cung cấp chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá (thời trang, phim ảnh, âm nhạc, sân khấu, triển lãm, xuất bản,...).
- Sử học góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hoá.
Ví dụ:
+ Áo dài là một biểu tượng văn hoá gắn liền với hình tượng phụ nữ Việt Nam, được xem là trang phục truyền thống, biểu tượng văn hoá của dân tộc Việt Nam, quốc phục của đất nước.
+ Qua nhiều thời kì phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của những người phụ nữ Việt.
+ Áo dài là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, chứa đựng trong đó là những tinh hoa, tâm hồn, tính cách của người Việt Nam.
+ Trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến nay, chiếc áo dài vẫn giữ nguyên giá trị trong đời sống văn hoá và tinh thần trong xã hội Việt Nam, xứng đáng là “di sản văn hoá phi vật thể” của người Việt.
- Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng để một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho cuộc sống.
b. Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học
- Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá cung cấp thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn.
=> Những tri thức, giá trị về lịch sử, văn hoá được lan toả, phổ biến rộng rãi, góp phần quảng bá truyền thống lịch sử, giá trị văn hoá dân tộc, cũng như tri thức lịch sử và các giá trị văn hoá của nhân loại.
- Công nghiệp văn hoá phát triển với nhiều ngành nghề mới đặt ra nhu cầu xã hội và nhu cầu nội tại của công nghiệp văn hoá thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản.
a. Vai trò lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch
- Giá trị lịch sử của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:
+ Trở thành một biểu tượng văn hoá - tín ngưỡng kết nối quá khứ với hiện tại, có tác dụng vun đắp tình cảm gia đình, làng xã và dân tộc, tạo nên truyền thống đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
+ Có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc.
+ Thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” lòng biết ơn, sự tôn trọng đa dạng văn hoá giữa các dân tộc.
- Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh miền ven biển Việt Nam từ Quảng Bình trở vào phía nam (gồm cả Phú Quốc).
=> Là lễ hội cầu ngư, cầu cho biển lặng gió hoà, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, an khang. Quan niệm rằng cá “Ông” là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung.
=>Trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương.
b. Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa
- Quảng bá hình ảnh và những giá trị của di sản văn hoá tới nhân loại, là một phương thức để bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử - văn hoá của địa phương, dân tộc có hiệu quả nhất.
- Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng, trải nghiệm, cảm nhận được các giá trị văn hoá truyền thống cộng đồng, hiểu biết thêm về giá trị các di sản văn hoá nơi mình đến.
- Tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di tích lịch sử,...