Ôn tập kiến thức lịch sử 7 KNTT bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Ôn tập kiến thức lịch sử 7 kết nối tri thức bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

1. VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

a) Diễn biến cơ bản về chính trị

- Năm 988, một quý tộc người Chăm đã lập ra Vương triều Vi-giay-a, mở ra một thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa. 

- Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a.

- Từ năm 988 đến năm 1220:

+ Tình hình Chăm-pa gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía bác.

+ Năm 1069, vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình) và Ma Linh (phía bắc tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt.

+ “Cuộc chiến tranh Một trăm năm” khiến Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.

- Từ năm 1220 đến năm 1353: thời kì thịnh đạt nhất của Vương triểu Vi-giay-a. Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp, củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ,.

- Từ cuối thế kỉ XIV đến năm 1471: Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi sụp đổ.

- Từ năm 1471 đến đầu thế kỉ XVI: Lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp nhiều phần và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.

b) Tình hình kinh tế, văn hóa

* Tình hình kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế, tiếp tục phát triển các kĩ thuật đào kênh, đáp đập thuỷ lợi. 

- Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý như: trầm hương, long não, sừng tê giác, ngà voi, hồ tiêu,... Đánh bắt hải sản được phát triển từ trước, đến thời kì này vẫn là một nghề quan trọng của cư dân Chăm-pa.

- Thương mại đường biển ở Vương quốc Chăm-pa vẫn được phát triển mạnh mẽ với nhiều hải cảng được mở rộng như Đại Chiêm (Quảng Nam) hoặc xây dựng mới như: Tân Châu (Thị Nại ở Bình Định),...

- Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, nhất là sản xuất gốm, dệt vải, chế tác đổ trang sức, đóng thuyền. Xuất hiện nhiều lò gốm nổi tiếng như: Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me (Bình Định),...

* Tình hình văn hóa 

Lĩnh vực văn hóa

Những nét chính

Tôn giáo,

tín ngưỡng

Thời kì này, Hin-đu giáo là tôn giáo có vị trí quan trọng nhất ở Chăm-pa, trong đó chủ yếu là thờ thần Si-va; Phật giáo tiếp tục có những bước phát triển. Bên cạnh đó, tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của cư dân.

Chữ viết

Chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.

Kiến trúc, điêu khắc

Nổi tiếng nhất thời kì này là các đến tháp được xây bằng gạch nung và trang trí phù điêu,... như cụm đền tháp Dương Long (Bình Định), Pô-na-ga (Khánh Hoà), Pô-klong Ga-rai (Ninh Thuận),...

Ca múa nhạc

Người Chăm sử dụng phong phú các bộ nhạc cụ như: trống, kèn Sa-ra-na,... Những điệu múa nổi tiếng của các vũ nữ Chăm-pa gồm có múa lụa, múa quạt, đặc biệt là vũ điệu Áp-sa-ra.

2. LƯỢC SỬ VÙNG ĐẤT NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

a) Diễn biến cơ bản về chính trị

- Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của Vương quốc Chân Lạp (Cam-pu-chia). 

- Từ khoảng cuối thế kỉ XIV, Chân Lạp phải lo đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm, càng không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.

- Sau thế kỉ X, khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên. Suốt giai đoạn thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV, cư dân ở đây rất thưa vắng.

+ Vài thế kỉ sau đó mới có những nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang và lập ra những làng người Việt đầu tiên ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Đồng Nai,...

b) Tình hình kinh tế và văn hóa

* Tình hình kinh tế

- Thời kì này, cư dân ở vùng đất Nam Bộ tập trung tại những vùng đất cao về phía tây, tụ cư thành những xóm làng. 

- Kinh tế chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thuỷ hải sản. Bên cạnh đó, họ làm các nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Thương nghiệp không còn phát triển như thời kì Vương quốc Phù Nam.

* Tình hình văn hóa

- Ảnh hưởng của văn minh Ăng-co ở vùng đất Nam Bộ không đậm nét. Người dân vẫn giữ nhiều truyền thống văn hoá từ thời Phù Nam, đồng thời dân tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc. 

- Hin-đu giáo, Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian,... tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hoá của cư dân.

- Đời sống vật chất và tinh thần phản ánh một nền văn hoá bình dân của những con người sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức lịch sử 7 KNTT bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, Ôn tập kiến thức lịch sử 7 KNTT

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net