Ôn tập kiến thức lịch sử 7 KNTT bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX

Ôn tập kiến thức lịch sử 7 kết nối tri thức bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

1. ẤN ĐỘ DƯỚI THỜI CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN

a) Vương triều Gúp-ta

- Các vị vua thời Gúp-ta rất quan tâm, chăm lo đến sự phát triển của đất nước (pháp luật khoan hoà, lập nhà an dưỡng, bệnh viện,...). Nhân dân có cuộc sống sung túc, tự do.

- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội dưới thời Vương triều Gúp-ta: 

+ Đầu thế kỉ IV, San-đra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta. Lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng hầu khắp lưu vực sông Hằng.

+ Kinh tế Ấn Độ có những tiến bộ vượt bậc. Nông nghiệp được chú trọng phát triển với nhiều công trình thuỷ lợi lớn được xây dựng. Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi,...

+ Đời sống nhân dân được ổn định, sung túc vì vậy thời kì này được gọi là thời hoàng kim.

b) Vương triều Hồi giáo Đê-li

- Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).

- Nhà vua có quyền lực cao nhất. Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính do các tướng lĩnh Hồi giáo cai quản, còn các tín đồ Hin-đu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng. 

- Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.

- Thủ công nghiệp, thương nghiệp tiếp tục phát triển. Nhiều thành thị mới xuất hiện, một số hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.

c) Vương triều Mô-gôn

- Đầu thế kỉ XVI, người Hồi giáo tự nhận là dòng dõi Mông Cổ ở Ấn Độ đã lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn. Ấn Độ đạt được bước phát triển mới dưới sự trị vì của vua A-cơ-ba. Ông đã thi hành các chính sách tích cực làm cho xã hội ổn định, đất nước thịnh vượng, kinh tế và văn hoá đạt nhiều thành tựu mới.

- Chính trị:

+ Cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, chia đất nước thành15 tỉnh.

+ Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp.

+ Tiến hành sửa đổi luật pháp.

- Kinh tế:

+ Nhà nước thi hành các chính sách như: đo đạc lại ruộng đất, định mức thuế hợp lí, thống nhất lại hệ thống đo lường.

+ Ngoài cây lương thực, nhiều loại cây mới được đưa vào trồng trọt. Các nghề thủ công truyền thống và một số nghề khác khá phát triển.

+ Tại các thành phố hải cảng, thương mại là hoạt động kinh tế chính.

- Xã hội:

+ Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo; có biện pháp ngăn chặn sự bóc lột nặng nề của quý tộc đối với người dân.

+ Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.

2. THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Lĩnh vực

Thành tựu văn hóa tiêu biểu

Tôn giáo

- Dưới thời Vương triều Gúp-ta, đạo Bà La Môn dẫn dân trở thành Hin-du giáo - một tôn giáo thịnh hành ở Ấn Độ cho đến ngày nay. 

- Phật giáo có sự phân hoá thành hai giáo phái và tiếp tục được phát triển mạnh trong thời Gúp-ta. Hồi giáo cũng phát triển, trở thành một tôn giáo lớn dưới thời Vương triều Hồi giáo Đê-li.

Chữ viết – 

văn hóa

- Chữ viết: chữ Phạn đạt đến mức hoàn chỉnh, trở thành ngôn ngữ - văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, đồng thời là nguồn gốc chữ viết Hin-đu ngày nay.

- Văn học: hết sức phong phú, đa dạng với nội dung thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao cả, đề cao tư tưởng tự do, ca ngợi tình yêu lứa đôi và trong chừng mực nhất định đã chống lại quan niệm về sự phân biệt đẳng cấp.

Kiến trúc – 

điêu khắc

- Kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo lớn:

- Hồi giáo, Phật giáo và Hin-đu giáo.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức lịch sử 7 KNTT bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX, Ôn tập kiến thức lịch sử 7 KNTT

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net