Sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Đê-li:
- Sự ra đời: Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).
- Chính trị:
- Nhà vua có quyền lực cao nhất.
- Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính đứng đầu bởi các tướng lĩnh Hồi giáo. Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.
- Nhà vua Hồi giáo tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.
- Kinh tế:
- Nông nghiệp: nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được khuyến khích phát triển.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
- Nhiều thành thị mới xuất hiện.
- Một số hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.
- Xã hội:
- Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo khiến nhân dân bất bình.
- Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.