Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 KNTT bài 3: Một thời đại trong thi ca ( Trích Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 kết nối tri thức bài 3: Một thời đại trong thi ca ( Trích Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul] 

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

  • Sinh năm 1909 – 1982, xuất sắc trong phê bình văn học.

  • Tác phẩm: "Văn chương và hành động", "Thi nhân Việt Nam 1932-1941", "Có một nền văn hóa Việt Nam",...

  • Được trao Giải Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Là tiểu luận mở đầu "Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941".

Phản ánh phong trào thơ mới trong giai đoạn phát triển cao.

b. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1:  Từ đầu đến nhìn vào cái đại thể: Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới

+ Phần 2: Tiếp theo cho đến hồn ta cùng Huy Cận: Tinh thần thơ mới chữ tôi.

+ Phần 3: Còn lại: Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó

II. NGUYÊN TẮC ĐỂ XÁC ĐỊNH TINH THẦN THƠ MỚI 

  • Khó khăn 

    • Ranh giới thơ mới và thơ cũ không luôn rõ ràng.
    • Cả thơ mới và thơ cũ đều có ưu điểm và nhược điểm.
  • Nguyên tắc xác định 

    • So sánh bài hay với bài hay, không dựa vào bài dở.
    • Nhìn vào cái đại thể, không tập trung vào chi tiết.

III. TINH THẦN THƠ MỚI

Chữ "tôi":

Bản chất: Ý thức cá nhân giải phóng.

Hành trình: Lạ lẫm, chập chữ, quen biết, đáng thương và tội nghiệp.

Thơ mới và thơ cũ:

Thơ mới là tiếng nói cá nhân tuyệt đối, gắn liền với cá nhân.

Thơ cũ là tiếng nói đoàn thể, cộng đồng, dân tộc.

Thủ pháp nghệ thuật:

So sánh, đối chiếu với cái ta và thời đại, lịch sử.

IV. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THƠ MỚI XUNG QUANH CÁI “TÔI” VÀ BI KỊCH CỦA NÓ

a. Cái thương đáng thương và đáng tội nghiệp

  • Mất cốt cách hiên ngang, rơi vào khốn khó.
  • Thảm hại, khổ sở, rên rỉ.
  • Thiếu lòng tin vào thực tại và rơi vào bi kịch.

b. Các hướng mà nhà thơ mới đào sâu

+ Thế Lữ: thoát lên tiên

+ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên: Điên cuồng

+ Xuân Diệu: Say đắm

+ Huy Cận: Ngẩn ngơ buồn

=> Tuyệt vọng, càng đi sâu càng lạnh

c. Bi kịch và hướng giải quyết bi kịch

  • Bi kịch của thanh niên: Cô đơn, buồn chán, tìm thoát ly thực tại.

  • Giải quyết bằng việc gửi tâm sự vào tiếng Việt với lòng tin vào giá trị văn hóa và quê hương.

V. KẾT LUẬN THEO THỂ LOẠI

Kết cấu bố cục

  • Kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm cũng nghệ thuật lập luận vô cùng chặt chẽ và logic
  • Luận điểm khoa học, chính xác mới mẻ.

Ngôn ngữ

  • Kết hợp hài hòa giữa tính khoa học và tính văn chương nghệ thuật
  • Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng một cách khéo léo tài tình có khả năng khơi gợi và tạo sức cuốn hút lớn.
Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 KNTT bài 3: Một thời đại trong thi ca ( Trích Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh, ôn tập ngữ văn 11 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com