Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 KNTT bài 6: Tác gia Nguyễn Du

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 kết nối tri thức bài 6: Tác gia Nguyễn Du. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul] 

I. GIAO LƯU SÁNG TẠO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM.

  • Việt Nam ở khu vực giao thoa Trung Hoa và Ấn Độ, văn học phát triển bằng việc tích hợp thành tựu văn hoá, văn học từ hai nền văn hoá này.

  • Sự giao lưu và sáng tạo diễn ra trên nguyên tắc "Việt hoá" yếu tố ngoại lai để thể hiện bản sắc, ý thức độc lập, tự cường dân tộc.

Truyện thơ Nôm

  • Loại thơ tự sự độc đáo, viết bằng chữ Nôm, chủ yếu sử dụng thể lục bát hoặc song thất lục bát.

  • Phân loại thành truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học.

  • Đề tài rộng, tập trung vào tình yêu tự do, đấu tranh cho hạnh phúc gia đình, phê phán xã hội bất công.

  • Mô hình: Gặp gỡ – Chia li – Đoàn tụ.

II. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN TÁC GIẢ NGUYỄN DU

  • Phần 1: Những thông tin về tiểu sử Nguyễn Du.

    • Tiểu sử: Gia đình, dòng họ, bối cảnh thời đại, cột mốc cuộc đời.
  • Phần 2: Sự nghiệp sáng tác (chữ Hán và chữ Nôm).

    • Sáng tác chữ Hán: Tập thơ, giá trị chung.
    • Sáng tác chữ Nôm: Truyện Kiều (nguồn gốc, đề tài, cốt truyện, giá trị tư tưởng và nghệ thuật).

III. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DU

1. Lập niên biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông. 

Cuộc đời vất vả, truân chuyên, lên làm quan cho vua Gia Long, gặp khó khăn nhưng tiếp xúc với quần chúng giúp ông hiểu rõ cuộc sống và sáng tác Truyện Kiều.

2. Bắc hành tạp lục

132 bài thơ nói về lòng thương cảm, bất công xã hội, được sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc.

3. Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du

Nghệ thuật tự sự, phản ánh tâm lý và hiện thực sâu sắc.

IV. TRUYỆN KIỀU

1. Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước.

Phần 2: Gia biến và lưu lạc.

Phần 3: Đoàn tụ.

2. Những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều được phân tích trong VB

Tôn vinh vẻ đẹp con người, thương xót số phận, yêu thương, trân trọng con người, khát vọng tình yêu tự do.

3. Những sáng tạo của Nguyễn Du trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Kiều

Lựa chọn cốt truyện và nhân vật sao cho thể hiện sâu sắc tâm lý, khả năng diễn đạt to lớn của ngôn ngữ dân tộc.

V. NHỮNG ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CỦA NGUYỄN DU ĐỐI VỚI NỀN VĂN HỌC DÂN TỘC

  • Truyện Kiều là bức tranh toàn diện về xã hội phong kiến, phản ánh bất công và nỗi khổ của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

  • Nghệ thuật tự sự và ngôn ngữ dân tộc của Nguyễn Du đã đặt nền móng cho văn học hiện đại Việt Nam.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 KNTT bài 6: Tác gia Nguyễn Du, ôn tập ngữ văn 11 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com