[toc:ul]
1. Tác giả
-Trần Tế Xương (1870 -1907), thường được gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Gia đình có mấy đời nề nếp Nho học.
- Là người có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò bó vào khuôn sáo trường quy, nên tám lần đi thi chỉ đỗ tú tài.
- Tú Xương sống vào giai đoạn thời đổ vỡ: Xã hội phong kiến đang chuyển mình thành xã hội lao căng thực dân nửa phong kiến, trong đó, đồng tiền và thực dân làm chúa tể.
2. Tác phẩm
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
- Từ ngữ, hình ảnh: Ngơ ngơ ngẩn ngẩn, đần, chẳng phải đần, hầu, chè rượu, sai vặt, vểnh râu, lên mặt, vai phụ lão, dáng văn thân.
à Nhận xét: Không phải quan cũng không phải người dân bình thường, ông Tú tự nhận mình là người không phải người bình thường vì dù chỉ lĩnh “lương vợ” nhưng ngày ngày vẫn sai vặt con hầu chè rượu, có lúc tự đắc như phụ lão, văn thân.
- Việc sử dụng lối nói hóm hỉnh, giễu nhại với những động từ như “vểnh râu, lên mặt’, danh từ “phụ lão, dáng văn thân” đã giúp tác giả bày tỏ “sự cảm thấy không phải với chính mình” (Trần Đình Sử), bất lực với chính mình. Tiếng cười ở đây mang ý nghĩa giải thoát cho sự bức bách, bất lực trước hoàn cảnh của Trần Tế Xương.
- Tình cảm, cảm xúc: lo lắng cho thời cuộc, quan tâm vận mệnh đất nước một cách thầm kín.
- Qua tình cảm, cảm xúc của tác giả bộc lộ trong hai câu cuối, ta thấy được ông là người yêu nước, bất bình trước thực trạng hỗn loạn của xã hội.
1. Nội dung
- Bài thơ Tự trào của Nguyễn Khuyến nhìn thoạt qua là tiếng cười cho bản thân, tự cười mình nhưng thực ra đằng sau đó là tiếng nói châm biếm, đả kích xã hội lúc bấy giờ bởi cười mình cũng chính là nhạo đời
2. Nghệ thuật
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, cấu trúc Đề - thực – luận – kết.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Bài thơ gieo vần chân. Ngôn ngữ thơ đặc sắc nhằm bộc bạch tâm trạng và châm biếm xã hội