[toc:ul]
1. Khái niệm
Sắc thái nghĩa là nét nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ. Các sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ gồm:
- Sắc thái miêu tả, ví dụ: các từ ghép như trắng tinh, trắng xóa đều chỉ mang màu trắng nhưng được phân biệt với nhau nhờ các yếu tố phụ (trắng tinh: rất trắng, thuần một màu, gây cảm giác rất sạch; trắng xóa; trắng đều khắp trên diện rộng)
- Sắc thái biểu cảm, ví dụ: các từ thuần Việt như cha, mẹ, vợ,…thường có sắc thái thân mật, còn các từ Hán Việt đồng nghĩa như thân phụ, thân mẫu, phu nhân,…thường có sắc thái trang trọng.
Trong nói (viết), cần lựa chọn các từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để nâng cao hiệu quả giao tiếp.
2. Phân biệt sắc thái nghĩa của từ và từ đồng nghĩa
Ví dụ: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa trong các câu sau:
a) Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
b) Tháng tám trời thu xanh thắm
c) Một vùng cỏ mọc xanh rì
d) Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc
e) Suối dài xanh mướt nương ngô
Trả lời:
a) Xanh một màu xanh trên diện rộng
b) Xanh tươi đằm thắm.
c) Xanh đậm và đều màu của cây cỏ rậm rạp.
d) Xanh lam đậm và tươi ánh lên.
e) Xanh tươi mỡ màng.
1. BÀI TẬP 1
a. “Vểnh râu” vốn là từ ngữ chỉ ý “nhàn nhã” với cảm xúc bông đùa hoặc chê trách.
“Lên mặt”: vốn là từ ngữ xấu, nghĩa dùng chỉ ý “tỏ ra kiêu căng, coi thường người khác”. Trong ngữ cảnh bài thơ Tự trào I, những từ ngữ này được dùng để thể hiện cảm xúc “tự trào” (tự châm biếm, tự chế giễu mình) của Trần Tế Xương.
b. “Quệt”: Thể hiện thái độ tự tin, mạnh mẽ và có phần bông đùa, giễu cợt của Hồ Xuân Hương Hương khi mời trầu.
c. “Bảnh chọe”: thể hiện thái độ giễu cợt, coi khinh của Nguyễn Khuyến dành cho những “tiến sĩ giấy”.
2. BÀI TẬP 2
“Bác” là từ mà những người bạn lớn tuổi dùng để gọi nhau với sắc thái vừa kính trọng vừa thân mật. Câu thơ thể hiện cách xưng hô giữa những người bạn đã có tuổi; thể hiện được tình cảm sâu sắc, chân thành mà Nguyễn Khuyến dành cho người bạn của mình. Nếu chúng ta thay từ “bác” bằng từ “bạn”, câu thơ sẽ không giữ được sắc thái nghĩa như bạn đầu nữa.
3. BÀI TẬP 3
Không thể thay từ “ngang” bằng từ “lên” vì “trông ngang” mới bộc lộ được thái độ coi thường, giễu cợt của Hồ Xuân Hương khi đến đền Sầm Nghi Đống. Bởi thông thường khi viếng đền, người ta có thái độ tôn kính đối với vị thần được thờ, nhưng Sầm Nghi Đống là tướng xâm lược bại trận nên không đáng được người đời dành cho thái độ đó. Mặt khác, đền đứng “cheo leo” (ở vị trí cao, chênh vênh) mà Hồ Xuân Hương cũng chỉ “trông ngang”, chứ không “trông lên” theo lẽ bình thường thì lại càng nhấn mạnh thái độ coi thường của bà.