Câu 1: Nhận xét về sắc thái nghĩa của từ ngữ in đậm trong trường hợp sau:
a. Có lúc vểnh râu vai phụ lão
Cũng khi lên mặt dáng văn thân
(Trần Tế Xương, Tự trào I)
b. Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
(Hồ Xuân Hương, Mời trầu)
c. Ghế tréo long xanh ngồi bảnh choẹ
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi
(Nguyễn Khuyến, Tiến sĩ giấy)
Hướng dẫn trả lời:
a. sắc thái kiêu ngạo, thách thức
b. Cười châm biếm, mỉa mai, bông đùa
c. thái độ giễu cợt, coi khinh của tác giả
Câu 2: Có thể thay từ "bác" bằng từ "bạn" trong câu thơ sau không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Không thể thay từ "bác" bằng từ "bạn"
Vì nó sẽ làm mất đi sắc thái biểu cảm của tác giả. “Bác” là từ mà những người bạn lớn tuổi gọi nhau, thể hiện sự thân mật nhưng kính trọng.
Câu 3: Cho câu thơ sau:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Theo em, có thể thay từ "ngang" bằng từ "lên" không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Theo em, không thể thay từ “ngang” bằng từ “lên”
Vì sẽ làm mất sắc thái biểu cảm trong câu. Từ “trông ngang” thể hiện thái độ khinh bỉ của nhà thơ dành cho tên tướng giặc
Câu 4: Thay từ "cheo leo" trong câu thơ sau bằng một hoặc một từ có nghĩa tương tự. Từ đó, chỉ ra cái hay trong việc sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương.
Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo
Hướng dẫn trả lời:
Thay bằng từ “chông chênh”
Cái hay, đặc sắc: từ “cheo leo” thể hiện sự không vững chãi, dễ bị rơi. Tác giả muốn mỉa mai, khinh bỉ đền thờ tên tướng giặc không uy nghi, heo hút.
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy:
Sống lâu lâu để làm gì nhỉ?
Lâu để mà xem cuộc chuyển vần
Hướng dẫn trả lời:
Biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ “Sống lâu để làm gì nhỉ?”
Tác dụng: biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Nhấn mạnh sự chua xót của tác giả về cuộc đời.