Soạn siêu ngắn ngữ văn 8 CTST bài 6 Ôn tập

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 8 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 6 Ôn tập. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

Câu 1: Tóm tắt các đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường.

Hướng dẫn trả lời:

 

Thất ngôn bát cú

Tứ tuyệt luật Đường

Số câu, chữ

Mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ

Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ

Bố cục

Đề (2 câu đầu)

Thực (2 câu tiếp)

Luận (2 câu kế)

Kết (2 câu cuối)

Khai (câu đầu)

Thừa (câu thứ hai)

Chuyển (câu thứ ba)

Hợp (câu cuối)

Luật

- các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc

-  các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. 

- Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng

Niêm

câu 1 niệm với câu 8; câu 2 niệm với câu 3; câu 4 niệm với câu 5; câu 6 niệm với câu 7

câu 1 niệm với câu 4, câu 2 niệm với câu 3.

Vần

cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng.

Đối

câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu

không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn

Câu 2: Đọc lại các văn bản đã học trong bài và điền thông tin vào bảng:

Hướng dẫn trả lời:

Văn bản

Từ ngữ, hình ảnh

Mạch cảm xúc

Cảm hứng chủ đạo

Nam quốc sơn hà

   

Qua Đèo Ngang

   

Chạy giặc

   

Hướng dẫn trả lời:

Văn bản

Từ ngữ, hình ảnh

Mạch cảm xúc

Cảm hứng chủ đạo

Nam quốc sơn hà

Sông núi nước Nam, vua nước Nam cai quản

Diễn tả cảm xúc căm phẫn của tác giả khi giặc sang xâm lược.

 tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc 

Qua Đèo Ngang

Không gian: của núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn.
Thời gian: chiều tà

Âm thanh: quốc quốc, đa đa 

 Con người: thưa thớt 

 

Diễn tả tâm trạng cô đơn của tác giả trước không gian trời đất rộng lớn.

nỗi buồn man mác, nhớ nhà, quê hương, thương cho thân người con gái yếu đuối đường xa

Chạy giặc

lũ trẻ lơ xơ chạy và bầy chim dáo dác bay

Diến tả tâm trạng đau đớn của tác giả trước cảnh đất nước lâm nguy, nhân dâu khổ cực.

Lòng căm thù giặc, nỗi xót xa trước cảnh đất nước bị giặc tàn phá. 

Câu 3: Nhận xét về bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ sau:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

                             (Hồ Chí Minh, Cảnh Khuya)

Hướng dẫn trả lời:

- Bố cục:

  • Hai câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng Việt Bắc

  • Hai câu cuối: Những suy tư của thi nhân dưới ánh trăng

- Niêm: 

  • Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”

  • chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”. 

- Luật: Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc vần bằng theo luật Đường.

- Vần chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2 và 4 (xa – hoa – nhà).

- Nhịp: cách ngắt theo nhịp 3/4 ở câu đầu và nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 ở các câu sau. 

Câu 4: Xác định biện pháp đảo ngữ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong trường hợp sau:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

Hướng dẫn trả lời:

Nghệ thuật : đảo ngữ với hai động từ mạnh, " xiên ngang", " đâm toạc".

-> Tác dụng: diễn tả sự mạnh mẽ, dứt khoát và quyết liệt của Hồ Xuân Hương như rêu - những sinh vật nhỏ bé, yếu ớt- đang trồi lên khỏi mặt đất để tìm được sự sống. Điều đó chứng tỏ nhà thơ là người vừa cá tính, vừa mạnh mẽ. 

Câu 5: Câu hỏi trong đoạn thơ dưới đây có phải là câu hỏi tu từ không? Nhận xét hiệu quả của câu hỏi này trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ.

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Nhưng người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Hướng dẫn trả lời:

Đó là câu hỏi tu từ

Tác dụng:  thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Câu 6: Em rút ra được bài học gì khi viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng?

Hướng dẫn trả lời:

  • Xác định được hoạt động cần viết, sau đó phải chia bài viết ra các phần rõ ràng, mạch lạc
  • Phải chọn được hoạt động có ý nghĩa, đem lại lợi ích tích cực đến cộng đồng

  • Có thể nêu cảm xúc của em, đưa ra cảm nhận về hoạt động đó, kêu gọi mọi ngươi chung tay,…

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 8 bài 6, soạn ngữ văn 8 sách CTST bài 6, Giải văn 11 bài 6

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 chân trời siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com