Câu 1: Em đã biết những thông tin gì về địa danh Đèo Ngang? Hãy chia sẻ với cả lớp
Gợi ý:
Đèo Ngang là đèo trên Quốc lộ 1 vượt núi Hoành Sơn tại ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Đèo Ngang đã chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử quan trọng:
- Vào thời nhà Nguyễn, Đèo Ngang và dãy Hoành Sơn còn gắn liền với sự kiện trấn thủ Thuận Hóa, mở mang bờ cõi.
- Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn, Đèo Ngang chính là chốt án ngữ quan trọng của Quân Định trong thời điểm phân tranh Đàng Ngoài - Đàng Trong.
- Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Đèo Ngang là nơi trọng điểm, chứng kiến sự đấu tranh anh dũng của quân đội ta.
Câu 1: Em hình dung như thế nào về cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu?
Hướng dẫn trả lời:
Cảnh Đèo Nganh như một bức tranh thiên nhiên lúc xế chiều với núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người.
Câu 1: Xác định bố cục của bài thơ
Hướng dẫn trả lời:
Bố cục : 4 phần
2 câu đề: cái nhìn chung về cảnh vật
2 câu thực: miêu tả cuộc sống con người
2 câu luận: tâm trạng tác giả
2 câu kết: nỗi cô đơn lên cao
Câu 2: Cho biết bài thơ làm theo luật bằng hay luật trắc và đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Luật trắc: tiếng thứ hai của câu một (tới) – là tiếng thanh trắc
Niêm: câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7, câu 8 lại niêm với câu 1.
Vần: chỉ hiệp theo một vần là vần bằng, gieo ở cuối câu 1 (tà) và các câu chẵn là 2, 4, 6 và 8 (hoa – nhà – gia – ta).
Đối: câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu.
Câu 3: Qua Đèo Ngang được gợi tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu? Cảnh đó góp phần gợi tả tâm gì cho tác giả?
Hướng dẫn trả lời:
Đèo Ngang hiện lên với khung cảnh hoang vắng nhưng đầy sức sống của thiên nhiên và sự lặng lẽ, đìu hiu của đời sống con người:
những hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng (cỏ cây, đá, lá, hoa)
từ láy đặc sắc (lom khom, lác đác)
điệp từ (chen)
Cảnh vật đó góp phần làm nổi bật tâm trạng cô đơn, rợn ngợp trước thiên nhiên bao la của tác giả.
Câu 4: Trong cặp câu 3 - 4 và 5 - 6, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của chúng?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 3,4: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ là đảo ngữ “lom khom”, “lác đác”
Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ hoang sơ, tiêu điều của cuộc sống nơi đây
Câu 5,6: biện pháp tu từ đảo ngữ, nhân hoá “nhớ nước” , “thương nhà”
Tác dụng: thể hiện sự cô đơn, nỗi nhớ nước thương nhà da diết của tác giả.
Câu 5: Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Cách ngắt nhịp giúp em hình dung như thế nào về tâm trạng của tác giả?
Hướng dẫn trả lời:
Cách ngắt nhịp câu thơ thứ 7: 4/1/1/1
Cách ngắt nhịp này nhấn mạnh sự cô đơn lẻ loi đến cội tình của nhà thơ trước khung cảnh rậm rạp bao la của đèo ngang, chỉ có nhà thơ với mây nước nơi đây
Câu 6: Em hiểu thế nào về nội dung của câu thơ cuối?
Hướng dẫn trả lời:
Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ .
Câu 7: Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
Hướng dẫn trả lời:
Cảm hứng chủ đạo: nỗi buồn man mác, nhớ nhà, nhớ quê hương khi đứng trước khung cảnh Đèo Ngang