Soạn siêu ngắn ngữ văn 8 CTST bài Ôn tập cuối học kì II

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 8 bộ sách Chân trời sáng tạo bài Ôn tập cuối học kì II. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

I. ĐỌC

Câu 1: Nối nội dung ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B

A

B

1. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường

a. là một bộ phận của văn học trào phúng, dùng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội hoặc tự phê bình bản thân

2. Thơ thất ngôn tứ tuyệt luận Đường

b. thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp các thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó.

3. Truyện lịch sử

c. là thể thơ mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ

4. Bài văn giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim

d. là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân,…) làm nội dung chính.

5. Thơ trào phúng

đ. Là thể thơ mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ

Hướng dẫn trả lời:

1 - đ

2 - c

3 - d

4 - b

5 - a

Câu 2: Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số đặc điểm của văn bản truyện

STT

Thuật ngữ

Khái niệm/ đặc điểm

1

Cốt truyện đơn tuyến

 

2

Cốt truyện đa tuyến

 

3

Nhân vật chính

 

4

Chi tiết tiêu biểu

 

Hướng dẫn trả lời:

STT

Thuật ngữ

Khái niệm/ đặc điểm

1

Cốt truyện đơn tuyến

-chỉ có một nhân vật chính, đặt trong mối quan hệ với tất cả các nhân vật khác

- thường hướng về một chủ đề.

2

Cốt truyện đa tuyến

Có nhiều nhân vật chính và có nhiều câu chuyện và nhân vật với nhau nhưng hướng tới chủ đề chung của tác phẩm

3

Nhân vật chính

Nhân vật chính là nhân vật chiếm phần lớn câu chuyện hoặc là điểm nhìn của câu chuyện. 

4

Chi tiết tiêu biểu

là chi tiết đặc sắc, tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

Câu 3: Nêu một số đặc điểm của truyện lịch sử

Hướng dẫn trả lời:

  • Bối cảnh: gắn liền với khoảng thời gian, niên đại cụ thể trong quá khứ

  • Nhân vật thường là các nhân vật có thật

  • Ngôn ngữ phù hợp với thời đại, mang đậm sắc thái lịch sử

Câu 4: Giữa truyện cười và thơ trào phúng có điểm gì tương đồng và khác biệt? Em hãy trả lời dựa vào bảng sau

 

Truyện cười

Thơ trào phúng

Nét tương đồng

 

Đặc điểm riêng

 

 

Hướng dẫn trả lời:

 

Truyện cười

Thơ trào phúng

Nét tương đồng

Đều mang lại tiếng cười hài hước và vui vẻ cho người đọc

Đặc điểm riêng

Câu chuyện dân gian kể về các câu truyện hài của cuộc sống 

Nhằm phê phán thói hư tật xấu hoặc đưa ra bài học

Những câu chuyện châm biếm, mỉa mai

Mang lại bài học hoặc ý nghĩa cho người đọc

II. TIẾNG VIỆT

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Chồng đành rút xuống lần nữa:

- Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Qủa tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!

Lúc này vợ mới bò lăn ra cười:

- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)

a. Theo em, câu “Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?” có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em nhận xét như vậy?

b. Cho biết sắc thái nghĩa của các từ “ừ”, “nhé” trong đoạn trích. Trong giao tiếp, em có thể sử dụng các từ này với những đối tượng nào, trong những tình huống nào?

Hướng dẫn trả lời:

a.  Có phải là câu hỏi tu từ vì có dấu hỏi chấm ở cuối câu. 

Câu này thể hiện thái độ cười nhạo của người vợ dành cho anh chồng hay nói khoác

b. Sắc thái châm biếm, mỉa mai

Dùng khi nói chuyện với người bằng vai, trong tình huống giao tiếp thường ngày

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp này:

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

Hướng dẫn trả lời:

Biện pháp điệp ngữ “đâu”

=> Tác dụng nhấn mạnh nỗi hiu quạnh, nhớ thương của tác giả với quê hương, làng xóm. sử dụng điệp từ: "Đâu" vừa liệt kê vừa như hỏi han mà lại vô cùng cảm thán.

Câu 3: Đọc câu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi cho dù là một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được.

(Nguyễn Quang Thiều, Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)

a. Câu trên thuộc kiểu câu kể, câu hỏi, câu khiến hay câu cảm? Dựa vào đâu em xác định như vậy?

b. Xác định các thành phần biệt lập có trong câu trên.

Hướng dẫn trả lời:

a. Câu trên là câu kể dựa vào cách miêu tả và liệt kê vẻ đẹp của hạt gạo

b. Thành phần tình thái “có lẽ là” 

III. VIẾT

Câu 1: Điền vào bảng thông tin về các kiểu bài viết đã học ở học kì II

Kiểu bài

Khái niệm

Đặc điểm

Bố cục

Bài văn phân tích một tác phẩm văn học

 

 

 

Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách

 

 

 

Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

 

 

 

Hướng dẫn trả lời:

Kiểu bài

Khái niệm

Đặc điểm

Bố cục

Bài văn phân tích một tác phẩm văn học

là kiểu bài làm văn trình bày những nhận định, đánh giá về tác phẩm trên cơ sở xem xét từng bộ phận, từng mặt của tác phẩm ấy rồi tổng hợp lại.

Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận

- Mở bài: giới thiệu nhân vật cần bàn luận và thể hiện ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật.

- Thân bài: giới thiệu về tác giả, tác phẩm Khẳng định ý kiến về các đặc điểm của nhân vật, đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến; các lí lẽ và bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Kết bài: khẳng định lại ý kiến, nêu cảm nghĩ 

Bài văn giới thiệu một cuốn sách

 mang tính chất mô tả, cung cấp thông tin cần thiết về cuốn sách đó. 

bài viết truyền tải được đầy đủ thông điệp của tác giả đến độc giả, hình thành và nâng cao tình yêu với sách, khuyến khích được mọi người tìm mua/mượn và đọc sách.

Bố cục 3 phần

Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

Kể về một hoạt động trải nghiệm của bản thân và bạn bè

Những trải nghiệm chân thật để kể lại qua chính nhật vật đó

Bố cục 3 phần

Câu 2: Đánh dấu vào ô Đúng, Sai tương ứng với các ý kiến dưới đây

STT

Ý kiến

Đúng

Sai

Lí giải (nếu sai)

1

Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, cần phải tách riêng luận điểm về chủ đề và về các đặc sắc nghệ thuật

 

 

 

2

Với bài phân tích một tác phẩm văn học, cần nêu càng nhiều bằng chứng càng tốt

 

 

 

3

Với bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là phần kể lại nội dung của tác phẩm

 

 

 

4

Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là những lí giải, đánh giá, phân tích về các bằng chứng trong văn bản, giúp làm sáng tỏ luận điểm

 

 

 

5

Khi viết bài văn kể về một hoạt động xã hội, có thể tùy ý sử dụng ngôi kể

 

 

 

6

Đối với bài văn kể về một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, cần kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm để bài văn thêm sinh động, chân thực

 

 

 

7

Có thể kể về một chuyến đi và một hoạt động mà bản thân không trực tiếp tham gia

 

 

 

8

Khi viết bài giới thiệu về một cuốn sách yêu thích, cần tóm tắt nội dung và nêu các thông tin về cuốn sách

 

 

 

9

Trong bài giới thiệu về một cuốn sách, cần trực tiếp khuyến nghị mọi người đọc sách

 

 

 

Hướng dẫn trả lời:

1 - đúng 

2 - đúng

3 - sai vì bài phân tích cần lập luận đưa ra dẫn chứng và quan điểm cá nhân

4 - đúng

5 - sai vì chúng ta nên thống nhất ngôi kể để có cách nhìn khách quan và đúng với mục dích nói đề đưa ra.

6 - đúng

7 - sai vì bản thân phải có sự trải nghiệm mới có thể kể chân thật được hoạt động trải nghiệm

8 - đúng

9 - sai vì cần đưa tới giá trị và bài học, thông điệp cuốn sách mang lại 

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 8 bài 10, soạn ngữ văn 8 sách CTST bài 10, Giải văn 11 bài 10

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 chân trời siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com