Câu 1: Nêu và giải thích một số đặc điểm chính của truyện lịch sử.
Hướng dẫn trả lời:
- Cốt truyện lịch sử: là các sự kiện nối tiếp nhau liên quan đến lịch sử
- Nhân vật lịch sử: là nhân vật trung tâm, trực tiếp tham gia và sự phát triển của cốt truyện lịch sử
- Chi tiết lịch sử: là phần thúc đẩy quá trình phát triển, yếu tố thêm vào để giải thích, lí giải sự kiện lịch sử
- Ngôn ngữ: mang đậm sắc thái lịch sử
Câu 2: Chỉ ra đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện trong các văn bản đã học theo mẫu sau:
Văn bản | Đặc điểm về cốt truyện | Đặc điểm về nhân vật | Đặc điểm về bối cảnh | Đặc điểm về ngôn ngữ |
Hoàng Lê nhất thống chí |
|
|
|
|
Viên tướng trẻ và con ngựa trắng |
|
|
|
|
Bến Nhà Rồng năm ấy... |
|
|
|
|
Hướng dẫn trả lời:
Văn bản | Đặc điểm về cốt truyện | Đặc điểm về nhân vật | Đặc điểm về bối cảnh | Đặc điểm về ngôn ngữ |
Hoàng Lê nhất thống chí | - Theo trình tự thời gian - Cốt truyện đa tuyến | -Truyện khắc họa nhân vật nổi tiếng: vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống, …
| - Thời kì Trịnh–Nguyễn phân tranh - Quang Trung đại phá quân Thanh | Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả. |
Viên tướng trẻ và con ngựa trắng | - Chuỗi sự kiện được kể theo trình tự thời gian - đa tuyến nhân vật | Nhân vật lịch sử với chiến công dũng mãnh | Truyện kể về người anh hùng Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, gặp buổi giặc Mông Nguyên sang cướp nước Nam | Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả. |
Bến Nhà Rồng năm ấy... | kể về sự việc nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước -cốt truyện đơn tuyến | Nhân vật lịch sử, cuộc đời của lãnh tụ dân tộc | Thời trẻ của Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. | Ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại |
Câu 3: Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau giữa văn bản truyện lịch sử và văn bản thơ kể chuyện lịch sử.
Hướng dẫn trả lời:
- Điểm giống:
Đều chứa đựng nội dung lịch sử, là các nhân vật và sự kiện lịch sử
những nhân vật và sự kiện lịch sử này đều có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến quốc gia dân tộc.
- Điểm khác:
Văn bản truyện sử: thể loại là truyện, mang yếu tố tự sử là chủ yếu, có thể kể tường tận từng chi tiết
Văn bản thơ kể chuyện lịch sử: Thể loại là thơ, mang yếu tố biểu cảm là chủ yếu, thể hiện thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử.
Câu 4: Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến khác nhau như thế nào về đặc điểm và chức năng? Cho ví dụ minh hoạ.
Hướng dẫn trả lời:
Đặc điểm | Chức năng | Ví dụ | |
Câu kể | -Thường kết thúc bằng dấu chấm | -Kể, tả, giới thiệu sự vật, sự việc.. | Hôm qua tôi đi xem phim với bố mẹ |
Câu hỏi | -Có các từ để hỏi: đâu, sao,.. -Có dấu hỏi chấm cuối câu | Dùng để hỏi, thắc mắc về vấn đề chưa biết | Tại sao em không làm bài? |
Câu cảm thán | -Có các từ cảm thán: Trời ơi, ôi,… -Cuối câu có dấu chấm than | Bộc lộ cảm xúc | Ôi, sao hôm nay nóng thế! |
Câu khiến | -Kết câu có dấu chấm than | Nêu đề nghị, mong muốn của mình với người khác | Ngày mai bạn đón tôi nhé! |
Câu 5: Khi viết một bài văn kể lại một chuyến đi, cần đặc biệt lưu ý đến những điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Các địa điểm sẽ đến, lịch trình và từng mốc thời gian cụ thể
- Kể lại chuyến đi theo chiều tuyến tính, lần lượt theo trình tự thời gian
- Kể chi tiết nơi mà đã được đặt chân đến kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh
Câu 6: Nêu một vài kinh nghiệm em rút ra trong việc nắm bắt nội dung chính mà nhóm đã trao đổi về một vấn đề đời sống trong truyện lịch sử; thảo luận nhóm và trình bày nội dung đó.
Hướng dẫn trả lời:
Đọc thật kỹ các sự kiện lịch sử
Tìm thông tin trên các kênh chính thống
Có cái nhìn khách quan, chân thực
Lắng nghe thông tin, thu thập thông tin từ các nhân chứng bằng chứng để việc tìm hiểu nhanh chóng, và có thêm thông tin quan trọng.
Ý nghĩa của vấn đề lịch sử đối với xã hội, nhân dân lúc bấy giờ và về sau.
Câu 7: Tìm hiểu lịch sử của dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ?
Hướng dẫn trả lời:
Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.