[toc:ul]
1. Tác giả
Guy đơ Mô – pát – xăng (1850 – 1893) là nhà văn người Pháp nổi tiếng ở cuối thế kỉ XIX. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: Viên mỡ bò, Bố của Xi-mông, Một cuộc đời, Ông bạn đẹp, Mạnh hơn cái chết,…
2. Tác phẩm
a) Bố cục
4 phần
- Phần 1 (Từ đầu → khóc hoài): Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông.
- Phần 2: (Tiếp theo → một ông bố): Xi-mông gặp bác Phi-líp.
- Phần 3 (Tiếp theo → bỏ đi rất nhanh): Xi-mông dẫn bác Phi-líp về nhà gặp mẹ và nhận làm bố.
- Phần 4 (Còn lại): Câu chuyện ở trường sáng hôm sau.
b) Nhan đề
- “Bố của Xi-mông” - nhan đề gắn với vai trò, ý nghĩa của sự xuất hiện nhân vật bác Phi-líp, người chuyển tải thông điệp của Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng nhân đạo và ứng xử đầy tình thương yêu giữa con người với con người.
c) Ngôi kể thứ ba
- Đọc văn bản
1. Nhân vật Xi-mông
- Tuổi tác, dáng dấp: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”.
- Hoàn cảnh đáng thương:
+ Không có bố, tuổi thơ bất hạnh với những ánh nhìn dè bỉu, chê bai, lạnh nhạt của mọi người.
+ Lần đầu tiên đến trường: bị bạn bè trêu chọc, nhục mạ và đánh đập.
- Giải quyết mọi việc theo cách rất trẻ con: ra bờ sông định tự tử. Vừa khóc lóc xong, rất thèm được ngủ, nhưng bất chợt nhìn thấy “một chú nhái con màu xanh nhảy dưới chân”, nhu cầu nghịch ngợm trong em lại trỗi dậy: "Em định bắt nó. Nó nhảy thoát. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền". Chú nhái xanh khiến Xi-mông “nhớ đến một thứ đồ chơi… Thế là em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và thấy buồn vô cùng”.
- Để làm nổi bật nỗi đau đớn của Xi-mông, tác giả nhiều lần miêu tả tiếng khóc của em: “em lại khóc. Người em rung lên… những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài ...”. Khi gặp bác Phi-líp, em nói không nên lời, cứ bị đứt quãng hoặc lặp đi lặp lại: “Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: - Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố … Em bé nói tiếp một cách khó khăn giữa những tiếng nấc buồn tủi: Cháu… cháu không có bố”. Thấy mẹ “Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc”. Nỗi đau không có bố trở thành nỗi đau ám ảnh, nặng nề đè nén trái tim non nớt của Xi-mông khiến em đau khổ tột cùng và không muốn sống.
- Khát khao chính đáng và mãnh liệt của Xi-mông là có bố và được sống trong tình yêu thương. Chính vì vậy, khi bác Phi-líp hứa sẽ cho Xi-mông “một ông bố”, Xi-mông vui vẻ theo bác về nhà, từ bỏ ý định tự tử và bảo bác Phi-lip làm bố. Thấy bác không trả lời, em sợ mất cơ hội nên dọa bác là em sẽ tự tử. Cuối cùng, khi bác Phi-líp nhận làm bố mình, như một sự hồi sinh kì diệu, Xi-mông hết buồn, tự hào “đưa con mắt thách thức” lũ bạn và mặc cho chúng vẫn la hét, chế giễu, Xi-mông không bỏ chạy nữa.
=> Qua đoạn trích, nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh chú bé Xi-mông đáng thương với tâm hồn nhạy cảm. Nhân vật Xi-mông được khắc họa qua cái nhìn đầy nhân văn, đầy yêu thương và sự cảm thông của tác giả. Từ đó, ta nhận ra một chân lí giản đơn: có một gia đình trọn vẹn, có bố là điều vô cùng hạnh phúc.
2. Nhân vật Blăng-sốt
- Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra, chị là người phụ nữ đức hạnh, từng là “một trong những cô gái đẹp nhất vùng”. Bị lợi dụng, bị lừa dối, chị đã vượt qua nghịch cảnh, vượt qua định kiến xã hội để sinh con và nuôi con.
- Bản chất của chị được nhà văn chú ý thể hiện qua hình ảnh: “một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. Ngôi nhà ngăn nắp, gọn gàng như chính con người chị đã khiến cho không ai có thể bỡn cợt được. Chị nghèo nhưng sống trong sạch, đứng đắn, nghiêm túc. Thái độ đối với khách cũng bộc lộ bản chất của chị:
+ Khi gặp Phi-líp, một người lạ, chị “đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối”.
=> Là người mẹ yêu thương con bằng cả trái tim.
+ Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, đôi má chị “đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy, chị ôm con, hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi”.
=> Đó là tình thương con của một người mẹ lầm lỡ. Chị “hổ thẹn, lặng ngắt, quằn quại” trước nỗi tuyệt vọng của con trong khi chính chị cũng là nạn nhân.
+ Trước câu hỏi ngây thơ của con, chị dường như không thể đứng vững được nữa, chị “dựa vào tường, hai tay ôm ngực”. Chính đức hạnh, tình mẫu tử thiêng liêng trong con người chị đã khiến bác thợ rèn Phi-líp hiểu bản tính chị không phải là người lẳng lơ, phóng túng. Trong lần lẩm lỡ của tuổi trẻ, chị đáng thương hơn là đáng trách. Với vẻ nề nếp, trung hậu và tấm lòng yêu thương con hết mực, chị là hiện thân của một người phụ nữ mẫu mực và là một người mẹ hiền lương
=> Bằng những chi tiết miêu tả sắc sảo, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Blăng-sốt – một người phụ nữ đẹp, đức hạnh, yêu thương con hết mực.
3. Nhân vật Phi-líp.
- Phi-lip là một người thợ rèn “cao lớn”, “râu tóc đen, quăn”, “vẻ mặt nhân hậu”.
- Phi-líp là một người lao động chân chính, biết chia sẻ và cảm thông với những người bất hạnh. Gặp Xi-mông khóc bên bờ sông, bác đã an ủi và đưa em về nhà.
+ Trên đường đi, bác đã mỉm cười, vì “bác chẳng khó chịu được đến gặp chị Blăng-sốt”. Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt và tự nhủ thầm rằng: “một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lầm lỡ lần nữa”.
+ Nhưng khi gặp chị Blăng-sốt, Phi-líp “bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa”. Bác “e dè”, “ấp úng”, lời lẽ trở nên trang trọng: “Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông”.
- Có trái tim nhân hậu vượt lên những định kiến vô lí, tàn nhẫn, thô bạo: nhận lời làm bố của Xi-mông.
+ Ban đầu, đó chỉ là sự đồng ý làm yên lòng một đứa trẻ, bác “cười đáp coi như chuyện đùa”.
+ Sau đó, bằng tình yêu thương với Xi-mông, bằng sự cảm mến Blăng-sốt, bằng vẻ đẹp ấm áp tình người luôn cháy sáng trong trái tim mình, Phi-lip đã bao bọc và chở che cho Xi-mông, bù đắp cho em những mất mát. Hành động “nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má” thắp sáng niềm tin cho Xi-mông. Trong phần cuối tác phẩm, bằng việc cầu hôn Blăng-sốt và trở thành bố thực sự của Xi-mông, Phi-lip đã hàn gắn vết thương cho người phụ nữ bất hạnh khổ đau
=> Phi-líp là hiện thân của tình thương, của hạnh phúc và tình phụ tử thiêng liêng cao quý. Phi-líp là con người bình thường nhưng làm nên những điều phi thường. Phi-lip chính là nhân vật truyền tải thông điệp của tác giả tới mọi người: Hãy sống để cho đi, cho đi tình thương và bạn sẽ nhận lại nhiều hơn thế.
Đoạn trích khắc họa hình tượng cậu bé Xi mông. Truyện cảm thông với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác. Đồng thời, nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người.
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả, khắc họa diện mạo nhân vật được sử dụng thành công, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn… là nét đặc sắc trong đoạn trích
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
- Truyện được kể theo trình tự diễn biến của các sự kiện tiếp nối nhau, không hể đảo ngược thời gian. Cách kể như vậy có vẻ đơn giản nhưng truyện vẫn hấp dẫn vì tác giả đã lựa chọn, sáng tạo những tình tiết bất ngờ mà hợp lí, có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ.
3. Kết luận theo đặc trưng thể loại
- Sự kiện: Câu chuyện Xi – mông bị bắt nạt vì không có bố - nhận bác Phi – líp làm bố - kết nối mối quan hệ giữa bác Phi – líp – Bác Phi-líp cầu hôn mẹ của Xi – mông để trở thành “một người bố hẳn hoi”
- Nhân vật và mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh và các nhân vật khác: chú bé Xi – mông có mối quan hệ với trường học, với đám bạn học ở trường; mối quan hệ giữa Xi-mông với mẹ, với bác Phi – líp không phải là ông bố đích thực; bác Phi – líp làm bố; bị bạn bè trêu chọc vì bác Phi-líp không phải là ông bố đích thực; bác Phi-líp cầu hôn mẹ của Xi-mông để chính thức làm bố của em; sự tương phản giữa cái nhìn của người dân trong vùng, các bạn học với mẹ con Xi-mông (phán xét, kì thị, xa lánh, coi thường, chế giễu, bắt nạt) và thái độ, cách ứng xử của bác Phi – líp (yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu, bảo vệ)
- Điểm nhìn, ngôi kể, cách kể chuyện: Người kể chuyện ngôi thứ ba tạo nên sự khách quan cho câu chuyện, cách kể; mọi sự kiện xoay quanh chú bé Xi – mông để thể hiện sự khao khát có bố của em.