[toc:ul]
a) Chức năng
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác,…) chẳng hạn như biệt ngữ của các nhóm tội phạm, biệt ngữ của giới trẻ,…
b) Giá trị
- Biệt ngữ xã hội gắn liền với môi trường và bản thân tầng lớp xã hội tạo ra nó. Mục đích sáng tạo ra biệt ngữ chính là để giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình. Vì vật người ngoài nhóm thường không hiểu được biệt ngữ.
c) Ví dụ
– Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến: trẫm, khanh, long thể, mặt rồng, ngự giá, ngự bút, long bào,…
– Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa: mình thánh, nữ tu, ông quản, cứu rỗi, lòng lành, ơn ích,…
– Biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối,…
– Biệt ngữ của những người buôn bán, “phe phẩy” (thời bao cấp): bắt mồi, dính, phảy, luộc, búa, nặng doa, ế vở, guồng, nhẩu, dầm, sôi me,…
– Biệt ngữ của bọn lưu manh, trộm cắp ở thành phố (thời bao cấp): chọi, choai, xế lô, bổ, dạt vòm, đột vòm, rụng, táp lô, bè, đoa,…
1. BÀI TẬP 1
Câu | Biệt ngữ xã hội | Ý nghĩa | Nhóm người sử dụng biệt ngữ |
a | Chém gió | Nói về một vấn đề gì đó, thường có xu hướng phóng đại lên một chút | Giới trẻ |
b | Khủng | Chỉ cái gì đó rất to lớn, vĩ đại, rất tốt | Giới trẻ |
2. BÀI TẬP 2
Biệt ngữ xã hội | Ý nghĩa |
Ngỗng | Từ “ngỗng” có nghĩa là điểm hai, việc gọi như vậy xuất phát từ hình dạng con ngỗng giống với điểm 2. |
Trúng tủ | Từ “trúng tủ” có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra. |
Rùa | Thường đi thi các sĩ tử sẽ đến xoa đầu rùa ở Văn Miếu cầu may à Ý nghĩa là may mắn |
…. | …. |
3. BÀI TẬP 3
Khi viết bài văn phân tích các tác phẩm văn học, chúng ta không nên sử dụng các biệt ngữ xã hội. Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác,…) Nói cách khác, biệt ngữ xã hội có phạm vi giao tiếp hạn chế, chủ yếu được dùng trong tầng lớp xã hội tạo ra nó và trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức (sinh hoạt hằng ngày). Vì vậy, nếu HS sử dụng biệt ngữ xã hội trong bài văn phân tích một tác phẩm văn học thì sẽ không phù hợp.