Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 11: Thực hành Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn

Ôn tập kiến thức Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 11: Thực hành Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH 

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN

Thứ .... ngày.... tháng....năm.....

1. Mục đích thực hiện thí nghiệm

......................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Kết quả và giải thích

Thí nghiệm

Kết quả và giải thích

  1. Đo huyết áp

Huyết áp của từng thành viên trong nhóm

Nguyễn Văn A: ... (huyết áp bình thường)

Nguyễn Văn B: ... (huyết áp cao)

Nguyễn Văn C:...(huyết áp thấp)

Giải thích: Kết quả đo huyết áp của HS chỉ phản ảnh chỉ số huyết áp tại thời điểm đo (chỉ số huyết áp là bình thường hoặc cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường).

+ Gọi là bệnh tăng huyết áp (huyết áp cao) khi huyết áp tâm thu thường xuyên vượt quá 140 mmHg và huyết áp tâm trương thường xuyên vượt quá 90 mmHg.

+ Gọi là bệnh huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu thường xuyên thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thường xuyên thấp hơn 60 mmHg.

  1. Đếm nhịp tim

Nhịp tim tại các thời điểm:

- Trước khi chạy tại chỗ 2 phút:...

- Ngay sau khi chạy tại chỗ: ...

- Sau khi nghỉ chạy 5 phút: ....

→ Kết quả cho thấy nhịp tim tăng sau khi ta vận động mạnh.

Giải thích: Giải thích: Hoạt động cơ bắp (chạy, chống tay) làm giảm nồng độ O2 và tăng nồng độ CO2 trong máu. Thông tin từ thụ thể hóa học (ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ) báo về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não, làm tăng cường hoạt động của dây giao cảm, kết quả là tim đập nhanh và mạnh hơn so với lúc cơ thể nghỉ ngơi.

  1. Mổ ếch và tìm hiểu về tính tự động của tim

Sau khi cắt rời tim ếch cho vào cốc đựng NaCl 0,65%, tim ếch vẫn còn đập 

→ Tim có tính tự động.

Giải thích: Tính tự động của tim là do hệ dẫn truyền tim. Nút xoang tâm nhĩ có khả năng phát xung động truyền tới tâm nhĩ làm cơ tâm nhĩ co. Từ tâm nhĩ, xung động truyền tới nút nhĩ thất, sau đó được truyền tới bó His và đến mạng lưới Purkinje, đến sợi cơ tâm thất của tim làm cơ tâm thất co.

  1. Tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm đến hoạt động của tim

Nhịp tim của ếch tăng dần khi bị kích thích. 

Giải thích: Khi có dòng điện chạy qua, dây thần kinh giao cảm bị kích thích và hưng phấn làm xuất hiện xung thần kinh làm tăng nhịp tim.

  1. Tìm hiểu tác động của adrenaline đến hoạt động của tim

Sau khi nhỏ dung dịch adrenaline, nhịp tim của ếch tăng so với trước khi nhỏ adrenaline.

Dung dịch adrenaline có tác dụng kích thích tăng nhịp tim tương tự dây thần kinh giao cảm.

3. Kết luận

- Khi vận động mạnh, huyết áp và nhịp tim tăng mạnh.

- Tim ếch sau khi cắt rời khỏi cơ thể vẫn còn có khả năng co dãn nhịp nhàng trong dung dịch sinh lí một khoảng thời gian nhất định là nhờ có hệ dẫn truyền tim.

- Nhịp tim lúc bình thường đập chậm hơn nhịp tim khi có tác động của adrenaline.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 11: Thực hành Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn, Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Chân trời bài 11: Thực hành Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net