Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 21: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Ôn tập kiến thức Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 21: Sinh trưởng và phát triển ở động vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

- Sự sinh trưởng và phát triển của động vật khác nhau về:

+ Tốc độ sinh trưởng và phát triển ở mỗi giai đoạn.

+ Mỗi phần khác nhau trên cơ thể.

+ Thời gian sinh trưởng và phát triển tốt đa.

2. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 

Sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

+ Giai đoạn phôi gồm nhiều giai đoạn nhỏ kế tiếp nhau: giai đoạn phân cắt, giai đoạn phôi vị, giai đoạn mầm cơ quan.

+ Giai đoạn hậu phôi có thể là phát triển qua biến thái hoặc phát triển không qua biến thái.

3. CÁC HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

Dựa vào sự khác biệt về sự thay đổi của con non thành con trưởng thành người ta phân biệt hai kiểu phát triển: phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái.

1. Phát triển không qua biến thái

Phát triển không qua biến thái là quá trình phát triển mà con non có hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành.

2. Phát triển qua biến thái

a) Phát triển qua biến thái hoàn toàn

- Phát triển qua biến thái là quá trình phát triển mà con non có sự thay đổi rất nhiều về hình thái, cấu tạo và sinh lĩ mới biến đổi thành con trưởng thành.

- Phát triển qua biến thái hoàn toàn là quá trình phát triển mà ấu trùng có hình dạng cấu tạo và sinh lý rất với con trưởng thành.

- Phát triển qua biến thái hoàn toàn gặp nhiều ở các loài côn trùng (bướm, chuồn chuồn, ruồi, ong,...),lưỡng cư,...

- Sự phát triển qua biến thái hoàn toàn mang tính thích nghi để duy trì sự tồn tại của loài đối với điều kiện khác nhau của môi trường sống.

b) Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là quá trình phát triển mà ấu trùng có hình thái gần giống với con trưởng thành.

- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn gặp ở một số loài côn trùng (châu chấu, cào cào, gián, ve sầu,...)

4. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở NGƯỜI

- Những dấu hiệu chung giúp nhận biết tuổi dậy thì ở người: 

+ Cơ thể phát triển mạnh, nhanh về chiều cao, cân nặng 

+ Các đặc điểm giới tính nam, nữ được hình thành về cả mặt hình thái cơ thể và tâm sinh lý

+ Ở độ tuổi này trẻ em phát triển tính cách độc lập và bắt đầu xác định mục tiêu cuộc sống.

- Phân biệt sự khác nhau về biến đổi cơ thể trong giai đoạn tuổi dậy thì ở nam giới và nữ giới (Bảng 21.1 - SGK trang 146)

5. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

1. Các nhân tố bên trong

a) Tính di truyền

b) Các hormone sinh trưởng và phát triển 

2. Các nhân tố bên ngoài

a) Thức ăn

b) Nhiệt độ

c) Ánh sáng

6. ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

Con người đã tìm được các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi như cải tạo giống vật nuôi, cải thiện môi trường sống.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 21: Sinh trưởng và phát triển ở động vật, Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Chân trời bài 21: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com