[toc:ul]
TT | Các chủ đề sinh học cơ thể | Nội dung cơ bản | ||
Cơ thể thực vật | Cơ thể động vật | Cơ thể người | ||
1 | Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật | Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; trao đổi nước và khoáng ở thực vật; quang hợp và hô hấp ở thực vật. | Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; dinh dưỡng và tiêu hóa; hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch, bài tiết và cân bằng nội môi ở động vật. | Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; dinh dưỡng và tiêu hóa; hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch, bài tiết và cân bằng nội môi ở người. |
2 | Cảm ứng ở sinh vật | Khái quát về cảm ứng; cảm ứng ở thực vật (hướng động, ứng động). | Khái quát về cảm ứng; cảm ứng ở động vật (các phương thức, hệ thần kinh, truyền tin qua synapse, cung phản xạ, phản xạ); tập tính ở động vật (phân loại, các hình thức học tập, các dạng tập tính, ứng dụng). | Khái quát về cảm ứng; cảm ứng ở người (hệ thần kinh, truyền tin qua synapse, cung phản xạ, phản xạ, ứng dụng); tập tính (phân loại, ứng dụng). |
3 | Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khái quát về sinh trưởng và phát triển; sinh trưởng và phát triển ở thực vật (các loại mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp, thứ cấp; hormone thực vật; các nhân tố chi phối sự ra hoa, ứng dụng). | Khái quát về sinh trưởng và phát triển; sinh trưởng và phát triển ở động vật (các giai đoạn chính; các hình thức phát triển; hormone động vật; ứng dụng). | Khái quát về sinh trưởng và phát triển; sinh trưởng và phát triển ở người (các giai đoạn chính; các hình thức phát triển; các giai đoạn phát triển ở người; hormone động vật có xương sống; ứng dụng). |
4 | Sinh sản ở sinh vật | Khái quát về sinh sản; sinh sản ở thực vật (sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính). | Khái quát về sinh sản; sinh sản ở động vật (sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính). | Khái quát về sinh sản; sinh sản ở người (hình thành trứng, tinh trùng; thụ tinh; sự phát triển phôi thai; sự đẻ; điều hòa, điều sinh sản; sinh đẻ có kế hoạch). |
Kết luận: Khám phá sinh học cơ thể giúp chúng ta có những hiểu biết nhất định về các ngành nghề thuộc lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, y học,...
Với các thành tựu sinh học hiện đại, các ngành nghề này ngày càng có triển vọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, cải thiện sức khỏe con người. Từ đó chúng ta có những định hướng phấn đấu, học tập để có đủ năng lực đáp ứng các ngành nghề đó