Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 17: Cảm ứng ở động vật

Ôn tập kiến thức Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 17: Cảm ứng ở động vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. HÌNH THỨC CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT 

- Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh được thực hiện thông qua sự chuyển động của cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.

- Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh được thực hiện thông qua các phản xạ. 

- Phản xạ là các phản ứng của cơ thể đáp trả lại các kích thích từ môi trường dưới sự điều khiến của hệ thần kinh.

2. . TẾ BÀO THẦN KINH VÀ CÁC DẠNG HỆ THẦN KINH

1. Tế bào thần kinh

Tế bào thần kinh có cấu tạo gồm thân, sợi trục và các sợi nhánh. 

Các tế bào thần kinh có vai trò tiếp nhận, xử lí và truyền xung thần kinh trong hệ thần kinh.

2. Các dạng hệ thần kinh

Ở động vật, có ba dạng hệ thần kinh: dạng lưới, dạng chuỗi hạch và dạng ống.

Tiêu chí

Dạng lưới

Dạng chuỗi hạch

Dạng ống

Đối tượng

Có các loài thuộc ngành ruột khoang

Có ở các nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp giun tròn giun đốt thân mềm chân khớp

Có ở các loài động vật có xương sống

Cấu tạo

Các tế bào thần kinh làm rải rác khắp cơ thể và nối với nhau thông qua các sợi thần kinh hình thành mạng lưới 

Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh các hạch thần kinh đối với nhau bằng các sợi thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh

Các tế bào thần kinh tập trung lại với một số lượng rất lớn tạo thành một ống nằm ở mặt lưng của con vật phần đầu của ống phát triển thành mạnh thành não bộ phần sau hình thành tủy sống 

Hoạt động

Xung thần kinh Lan tỏa khắp cơ thể thông qua mạng lưới thần kinh và làm toàn bộ cơ thể phản ứng với kích thích 

Nhờ có sự hình thành các hạch thần kinh mà động vật có khả năng phản ứng cục bộ đối với các kích thích

Phản ứng lại các kích thích của môi trường thông qua các phản xạ

Tính hiệu quả của phản ứng

Kèm chính xác và tiêu tốn nhiều năng lượng

Chính xác và tiết kiệm được năng lượng

Chính xác và ít tiêu tốn năng lượng 

3. TRUYỀN TIN QUA SYNAPSE

1. Khái niệm và cấu tạo synapse

Synapse là vị trí tiếp nối giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến). 

Synapse có cấu tạo gồm phần trước synapse, khe synapse và phần sau synapse.

2. Cơ chế truyền tin qua synapse hoá học

Quá trình truyền tin qua synapse: 

+ Xung thần kinh truyền đến chùy synapse làm cho Ca2+ đi vào trong tế bào; 

+ Ca2+ làm cho các bóng synapse dụng hợp với màng trước và giải phóng chất trung gian hoá học vào khe synapse; 

+ chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau synapse làm xuất hiện xung thần kinh ở màng sau và tiếp tục lan truyền đi.

4. CUNG PHẢN XẠ

1. Các thành phần của một cung phản xạ.

Một cung phản xạ gồm: cơ quan thụ cảm →  neuron cảm giác →  trung ương thần kinh có các neuron trung gian → neuron vận động → cơ quan đáp ứng (cơ xương,...).

2. Các dạng thụ thể và vai trò của thụ thể.

Thụ thể cảm giác gồm các dạng: cơ học, hoá học, điện từ, nhiệt, đau.

3. Vai trò của các giác quan trong cung phản xạ 

Ở động vật có các giác quan như vị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác; mỗi giác quan đóng vai trò nhất định trong quá trình cảm ứng ở động vật.

4. Đáp ứng cơ xương trong cung phản xạ 

Ở động vật có xương sống, mỗi sợi cơ được điều khiển bởi duy nhất một neuron vận động. Tuy nhiên mỗi neuron vận động có thể phân nhánh tạo thành nhiều synapse với nhiều sợi cơ khác nhau.

Tập hợp một neuron vận động và tất cả các sợi cơ mà neuron đó điều khiển được gọi là một đơn vị vận động.

Cường độ co cơ phụ thuộc vào số lượng sợi cơ mà neuron vận động chi phối

5. CÁC LOẠI PHẢN XẠ

- Phản xạ không điều kiện là các phản xạ bẩm sinh, không cần phải thông qua học tập.

- Phản xạ có điều kiện là các phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và rút kinh nghiệm, dễ thay đổi và có thể bị mất ấi nếu như không được củng cố.

- Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện dựa trên cơ sở hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa trung khu tiếp nhận kích thích không điều kiện và trung khu tiếp nhận kích thích có điều kiện ở vỏ não khi hai trung khu này hưng phấn cùng lúc.

6. BẢO VỆ SỨC KHỎE HỆ THẦN KINH

1. Một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh

- Alzheimer

- Parkinson

- Trầm cảm

- Rối loạn cảm giác,...

Khi hệ thần kinh bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống như mất nhận thức, vận động kém, mất cảm giác,...

2. Thuốc giảm đau và cơ chế tác dụng

Cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau: ức chế sự tổng hợp chất gây cảm giác đau, ức chế thụ thể ở màng sau synapse, ngăn chặn quá trình truyền tin qua synapse.

3. Các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh

- Để bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh: cần phải ngủ đủ giấc; có chế độ lao động, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lí luyện tập thể dục thể thao; không lạm dụng các chất kích thích và không sử dụng ma tuý;...

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 17: Cảm ứng ở động vật, Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Chân trời bài 17: Cảm ứng ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net