Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 3: Thực hành Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trồng cây bằng thủy canh, khí canh

Ôn tập kiến thức Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 3: Thực hành Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trồng cây bằng thủy canh, khí canh. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. ĐẶT CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

STT

Nội dung thảo luận

Nội dung vấn đề

Câu hỏi nghiên cứu

1

Tìm hiểu nước tưới vào chậu đã đi đâu.

Phải chăng nước đã đi vào trong cây?

2

Hoa khi còn ở trên cây bao giờ cũng tươi cho đến lúc tàn

Có phải hoa ở trên cây luôn được cung cấp nước nên tươi lâu hơn?

3

Cấu tạo của khí khổng được quan sát bằng kính hiển vi

Có phải khí khổng có kích thước nhỏ nên chỉ quan sát được bằng kính hiển vi?

4

Nơi nào có cây xanh thì ở đó độ ẩm không khí cao

Có phải cây thoát nước làm cho độ ẩm không khí tăng lên?

5

Trồng cây chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ.

Phải chăng tưới quá nhiều hoặc quá ít sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cây?

6

Một số cây có thể sinh trưởng, phát triển không cần đất.

Phải chăng rễ của những loại cây này có thể lấy chất dinh dưỡng từ nước hoặc các loại giá thể khác?

2. ĐỀ XUẤT GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG ÁN CHỨNG MINH GIẢ THUYẾT

STT

Nội dung thảo luận

Nội dung giả thuyết

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Sau khi tưới nước, rễ cây đã hấp thụ nước làm cho đất bị khô

Lấy hai cốc thủy tinh chứa lượng nước bằng nhau, một cốc có cắm cây, một cốc không có cây. Quan sát hiện tượng.

2

Nước chỉ vận chuyển từ rễ lên để cung cấp cho hoa

Dùng hoa màu trắng cắm vào cốc nước chứa dung dịch màu và quan sát sự thay đổi màu sắc cánh hoa.

3

Khí khổng được cấu tạo từ hóa tế bào hạt đậu có kích thước nhỏ

Dùng kính hiển vi và kính lúp để quan sát lớp biểu bì mặt dưới lá.

4

Cây có hiện tượng thoát hơi nước qua khí khổng

Dùng túi nilon bọc kín cây và quan sát hiện tượng.

5

Cây trồng được tưới nước hợp lí sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.

Trồng cây ở các chế độ tưới nước khác nhau và quan sát hiện tượng ở mỗi cây.

6

Cây có thể lấy chất dinh dưỡng từ dung dịch

Trồng cây bằng phương pháp thủy canh và khí canh

3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU KIỂM CHỨNG GIẢ THUYẾT

a) Thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ.

b) Thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước trong thân.

c) Thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá.

d) Thực hành tưới nước chăm cây.

e) Thực hành quan sát khí khổng ở lá mồng tơi dưới kính hiển vi.

g) Thực hành trồng cây thủy canh.

h) Quan sát mô hình trồng cây khí canh.

+ Sơ đồ cách tiến hành:

Trồng cây vào rọ, cố định bằng xơ dừa → Đặt rọ vào bình trồng cây → Bổ sung dung dich Knop hoặc dung dịch dinh dưỡng vào bình trồng cây ngập hết bộ rễ (thủy canh) hoặc mức dung dịch để vòi phun sương hoạt động mà không ngập rễ (khí canh) → Đặt bình trồng cây ra ngoài sáng, theo dõi bằng cách đo chiều cao, đếm số lá/ cây sau mỗi 3 ngày (lưu ý: bổ sung dung dịch Knop hoặc dung dịch dinh dưỡng đến mức ban đầu).

+ Ưu điểm: năng suất và chất lượng cao, tiết kiệm diện tích, tiết kiệm nước, tốn ít công chăm sóc, không có có dại, hạn chế sâu bệnh.

+ Nhược điểm: 

    - Loại cây trồng bị hạn chế

    - Chi phí cao, đòi hỏi chuyên môn.

    - Nếu có sâu bệnh sẽ lây lan nhanh.

+ Tùy địa phương, HS trả lời.

4. THẢO LUẬN

- HS điền kết quả trung thực vào mẫu số 9.

5. BÁO CÁO THỰC HÀNH

- Gợi ý một số kết quả và giải thích kết quả dựa trên kiến thức đã học:

a) Thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ:

Do miệng của các cốc đã được đậy kín nên tránh được hiện tượng nước trong cốc bay hơi ra ngoài. Sau 3 ngày thí nghiệm, mực nước trong cốc A không đổi, cốc C giảm 1 ít, cốc B giảm nhiều nhất. Điều này chứng tỏ trong cốc B đã hút nước nhiều nhất, vì vậy rễ là cơ quan hấp thụ nước chủ yếu của cây.

b) Thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước trong thân.

- Sau hai ngày thí nghiệm, màu sắc cánh hoa trong cốc chứa nước không thay đổi, trong khi đó, màu sắc cánh hoa trong cốc chứa mực sẽ đổi màu giống màu mực. Nguyên nhân là do dung dịch màu được vận chuyển đến cánh hoa sẽ làm màu sắc cánh hoa đổi màu. Cắt dán cánh hoa từ trên xuống bằng dao, dùng kính lúp ta có thể quan sát lát cắt và xác định được vị trí của dịch màu, chứng tỏ có sự vận chuyển nước trong thân.

c) Thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá.

- Sau 1 giờ, thành túi nilon ở chậu 1 trong suốt, trong khi thành túi nilon ở chậu 2 bị mờ đi do có hơi nước bám vào. Điều này chứng tỏ cây trong chậu 2 đã xảy ra hiện tượng thoát hơi nước qua lá.

d) Thực hành tưới nước và chăm sóc cây

Cây ở chậu 1 bị héo, cây ở chậu 2 sinh trưởng bình thường, cây ở chậu 3 bị ứng nước nên bị héo. Do cây ở chậu 1 bị thiếu nước, các tế bào co nguyên sinh dẫn đến cây bị héo, ở chậu 3, do đất bị ngập úng dẫn đến rễ không hô hấp được , không hút được nước nên cây héo dần; cây ở chậu 2 sinh trưởng bình thường do được tưới nước hợp lý.

e) Thực hành quan sát khí khổng ở lá mồng tơi dưới kính hiển vi.

Khí khổng do tế bào biểu bì tạo nên, được cấu tạo từ hóa tế bào hình hạt đậu quay vào nhau tạo thành một khe hở nhỏ, bên dưới là khoảng gian bào, xung quanh là các tế bào biểu bì. Thành của tế bào khí khổng có cấu tạo không đều: thành trong dày, thành ngoài mỏng. Tế bào hạt đậu có kích thước rất nhỏ (50 micromet) nên chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 3: Thực hành Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trồng cây bằng thủy canh, khí canh, Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Chân trời bài 3: Thực hành Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trồng cây bằng thủy canh, khí canh

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net