Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 4: Quang hợp ở thực vật

Ôn tập kiến thức Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 4: Quang hợp ở thực vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

1. Khái niệm

- Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng tổng hợp chất hữu cơ (C6H12O6) từ CO2 và nước đồng thời giải phóng O2.

- Phương trình tổng quát của quang hợp: 

CO2 + H2O ánh sáng, lục lạp→ C6H12O6 +   

                                              O2 + H2O

+ Nguyên liệu: 

  • Pha sáng: H2O từ môi trường. ADP và NaADP+ (từ pha tối).
  • Pha tối: CO2 (từ môi trường), ATP và NaDPH (từ pha sáng).

+ Sản phẩm:

  • Pha sáng: O2, ATP và NADPH.
  • Pha tối: Chất hữu, ADP và NADP+

2. Vai trò của quang hợp ở thực vật

Sự sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất đều phụ thuộc vào quá trình quang hợp vì quá trình và sản phẩm của quang hợp có vai trò quan trọng đối với cơ thể thực vật, các sinh vật khác và sinh giới, cụ thể: 

+ Đối với thực vật: 

  • 50% hợp chất hữu cơ được tạo ra để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống thông qua quá trình hô hấp tế bào.
  • Phần hợp chất hữu cơ còn lại dùng làm nguyên liệu tổng hợp chất cấu tạo nên tế bào, nguồn carbon , năng lượng dự trữ.

+ Đối với sinh vật: 

  • Cung cấp nguồn O2 và chất hữu cơ cho nhiều loài sinh vật khác. 
  • Sản phẩm của quang hợp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng, sản xuất dược liệu.

+ Đối với sinh quyển: Đảm bảo hàm lượng khí O2 và CO2 ổn định (21% và 0,03%), góp phần chặn hiệu ứng nhà kính.

+ Đối với sinh quyển: Đảm bảo hàm lượng khí O2 và CO2 ổn định (21% và 0,03%), góp phần chặn hiệu ứng nhà kính.

Tạo 150 tỉ tấn carbohydrate mỗi năm để duy trì các hoạt động sống của sinh giới

2. HỆ SẮC TỐ QUANG HỢP

Hệ sắc tố gồm 2 nhóm:

+ Chlorophyll (chlorophyll a và chlorophyll b) có chức năng hấp thụ ánh sáng chủ yếu vùng xanh tím và đỏ, chuyển năng lượng ánh sáng hấp thu được cho các phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NaDPH.

+ Carotenoid có vai trò hấp thụ ánh sáng chủ yếu vùng xanh tím, sau đó truyền năng lượng ánh sáng đã hấp thụ được cho chlorophyll.

Hệ sắc tố gồm 2 nhóm:  + Chlorophyll (chlorophyll a và chlorophyll b) có chức năng hấp thụ ánh sáng chủ yếu vùng xanh tím và đỏ, chuyển năng lượng ánh sáng hấp thu được cho các phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NaDPH.  + Carotenoid có vai trò hấp thụ ánh sáng chủ yếu vùng xanh tím, sau đó truyền năng lượng ánh sáng đã hấp thụ được cho chlorophyll.

- Các sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng theo sơ đồ: Carotenoid → Chlorophyll b chlorophyll a chlorophyll a ở trung tâm phản ứng.

Kết luận: 

+ Hệ sắc tố quang hợp nằm trên màng thylakoid gồm chlorophyll và carotenoid. 

+ Các sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho chlorophyll a ở trung tâm phản ứng.

3. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

1. Pha sáng

Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng ánh sáng được chlorophyll hấp thụ thành năng lượng hoá học trong ATP và NaDPH

+ Các phản ứng trong pha sáng:

Các phân tử sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền tải  năng lượng đã hấp thụ cho chlorophyll ở trung tâm phản ứng.

Các phân tử chlorophyll a trung tâm phản ứng truyền electron cho chuỗi chuyền electron quang hợp nằm trên màng thylakoid.

Phản ứng quang phân li nước:

H2O Ánh sáng, chlorophyll → 4H++ 4e- + O2

Tổng hợp ATP và khử NADP+ trong chuỗi truyền electron quang hợp 

+ Sau khi phản ứng kết thúc, các sản phẩm được tạo thành gồm ATP, NADPH, O2.

2. Pha tối

Pha tối là pha đồng hóa CO2 diễn ra ở chất nền lục lạp, nhờ năng lượng từ ATP và NaDPH được cung cấp từ pha sáng để hình thành các hợp chất hữu cơ.

a) Con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C3.

- Thực vật C3: rêu, cây gỗ lớn, lúa, khoai, sắn, đậu,…; thích nghi với điều kiện khí hậu ôn hoà: cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2 và CO2 bình thường.

Pha tối là pha đồng hóa CO2 diễn ra ở chất nền lục lạp, nhờ năng lượng từ ATP và NaDPH được cung cấp từ pha sáng để hình thành các hợp chất hữu cơ.  a) Con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C3.  - Thực vật C3: rêu, cây gỗ lớn, lúa, khoai, sắn, đậu,…; thích nghi với điều kiện khí hậu ôn hoà: cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2 và CO2 bình thường.

Đồng hóa CO2 ở thực vật C3 gồm ba giai đoạn:

+ Cố định CO2: RuBP + CO2 PGA

+ Khử: PGA khử thành G3P

+ Tái tạo: B3P được dùng làm nguyên liệu để tái tạo RuBP.

b) Con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C4.

- Thực vật C4 bao gồm các loại thực vật sống ở vùng nhiệt đới như mía, cỏ lồng vực, ngô, kê, cao lương,..; điều kiện sống nóng ẩm kéo dài: cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 thấp và nồng độ O2 cao.

b) Con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C4.  - Thực vật C4 bao gồm các loại thực vật sống ở vùng nhiệt đới như mía, cỏ lồng vực, ngô, kê, cao lương,..; điều kiện sống nóng ẩm kéo dài: cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 thấp và nồng độ O2 cao.

Đồng hóa CO2 ở thực vật C4 gồm:

+ Cố định CO2: diễn ra trong tế bào nhu mô. PEP (2C) kết hợp với một phân tử CO2 hình thành OAA chuyển thành MA (4C).

+ Chu trình calvin: diễn ra trong tế bào bó mạch. MA được tạo ra sẽ chuyển từ tế bào nhu mô sống sáng tế bào bó mao mạch thông qua cầu sinh chất. Bên trong chất tế bào bao bó mạch, MA sẽ tách thành CO2 và pyruvic acid. CO2 được dùng để tổng hợp chất hữu cơ trong chu trình Calvin, còn có pyruvic acid được dùng làm nguyên liệu tái tạo PEP.

c) Con đường đồng hóa CO2 ở thực vật CAM

- Thực vật CAM gồm các loài mọng nước sống ở nơi có điều kiện khô hạn kéo dài như dứa, xương rồng, thuốc bỏng, thanh long,… Thực vật CAM thường mở khí khổng vào bạn đêm để tránh mất nước và lấy CO2. Vì vậy thực vật CAM cố định CO2 vào ban đêm và chu trình Calvin vào ban ngày.

c) Con đường đồng hóa CO2 ở thực vật CAM  - Thực vật CAM gồm các loài mọng nước sống ở nơi có điều kiện khô h

Thực vật C4 sống ở trong điều kiện nóng ẩm kéo dài: cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 thấp và nồng độ O2 cao. Do đó, thực vật C4 cố định CO2 theo con đường C4 để tạo MA là hợp chất có vai trò dự trữ CO2, nhằm duy trì nồng độ CO2 cao trong tế bào.

Thực vật CAM sống ở nơi có điều kiện khô hạn kéo dài nên chúng cố định CO2 vào ban đêm, khi khí khổng mở để tránh mất nước.

Kết luận:

- Trong pha sáng, hệ sắc tố quang hợp thu nhận và chuyển hoá quang năng thành năng lượng dưới dạng ATP và NADPH. Các sản phẩm này có vai trò cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa CO2. 

- Tuỳ từng nhóm thực vật mà quá trình đồng hóa CO2 diễn ra theo con đường C3, C4 hoặc CAM. Sản phẩm hữu cơ của quang hợp được dùng để chuyển hoá thành các chất cần thiết cho cơ thể như carbohydrate, protein, lipid.

4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

1. Ánh sáng

- Ánh sáng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.

-  Điểm bù ánh sáng: Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

- Điểm bão hoà ánh sáng: Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại.

Mỗi loài thực vật thích nghi với cường độ ánh sáng có điểm bù ánh sáng và điểm bão hoà ánh sáng khác nhau.

- Điểm bão hoà ánh sáng: Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại.  Mỗi loài thực vật thích nghi với cường độ ánh sáng có điểm bù ánh sáng và điểm bão hoà ánh sáng khác nhau.

2. Nồng độ CO2  CO2 trong không khí là nguồn nguyên liệu của quá trình quang hợp.  - Điểm bù CO2: Nồng độ CO2 mà tại đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.  - Điểm bão hoà CO2: Nồng đ

3. Nhiệt độ

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp thông qua sự ảnh hưởng đến hoạt hoá của enzyme xúc tác các phản ứng trong pha sáng và pha tối.

- Ngoài ba yếu tố trên, hàm lượng nước và các nguyên tố khoáng cũng có sự ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật.

Kết luận: Quang hợp ở thực vật chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như ánh sáng, nồng độ CO2, nhiệt độ, hàm lượng nước và các nguyên tố khoáng.

5. QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

Các biện pháp điều khiển quang hợp nhằm tăng năng suất cây trồng.

Biện pháp kĩ thuậtCơ sở khoa học
Tăng diện tích láTăng diện tích hấp thụ ánh sáng
Tăng cường độ và hiệu suất quang hợpTăng cường tổng hợp các chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây trồng.
Tuyển chọn và tạo giống cây trồng có cường độ quang hợp caoCải biến về mặt di truyền của các giống cây trồng, cây mang các gene quy định các tính trạng tốt như khả năng cố định CO2, tăng tích lũy chất hữu cơ…
Áp dụng các công nghệ cao trong trồng trọtTạo điều kiện tối ưu cho quá trình quang hợp, hạn chế các nhược điểm của phương pháp truyền thống, tiết kiệm nhiên liệu và chi phí trồng trọt.

Kết luận: 

- Quang hợp quyết định đến 90 -95% năng suất cây trồng. 

- Một số biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua điều khiển quang hợp: tăng diện tích lá, tăng cường độ và hiệu suất quang hợp, áp dụng các công nghệ cao khi trồng trọt.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 4: Quang hợp ở thực vật, Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Chân trời bài 4: Quang hợp ở thực vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net