Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 6: Hô hấp ở thực vật

Ôn tập kiến thức Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 6: Hô hấp ở thực vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

1. Khái niệm 

+ Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt. 

+ Hô hấp diễn ra ở tế bào chất và ti thể

+ PTTQ: 

C6H12O6 + 6O2 → CO2 + H2O (ATP + nhiệt) 

- Hô hấp hiếu khí là hình thức hô hấp chủ yếu ở thực vật. 

2. Vai trò của hô hấp ở thực vật

- Cung cấp năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động sống. 

- Một phần năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt giúp thực vật có khả năng chịu lạnh, duy trì các hoạt động sống của cơ thể 

- Tạo ra các sản phẩm trung gian để tổng hợp các chất hữu cơ khác. 

- Tăng khả năng chống bệnh của thực vật. 

Kết luận: 

- Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng. 

- Hô có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật: cung cấp năng lượng, cung cấp nguyên liệu sinh tổng hợp các chất, tăng khả năng chống bệnh của thực vật

2. CÁC GIAI ĐOẠN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT 

+ Khi có O2: thực vật tiến hành phân giải hiếu khí gồm đường phân và hô hấp hiếu khí; quá trình hô hấp hiếu khí gồm 2 giai đoạn: oxi hóa pyruvic acid và chu trình krebs, chuỗi chuyển electron. 

+ Khi không có O2: thực vật tiến  hành phân giải kị khí và đường phân, lên men.

Cây có thể sống trong điều kiện thiếu O2 là nhờ có quá trình phân giải kị khí. Trong trường hợp này, ATP tạo ra từ đường phân sẽ được dùng để cung cấp cho các hoạt động sống của cây. 

⇨    Kết luận: 

- Phân giải hiếu khí diễn ra trong tế bào chất và ti thể khi có O2, gồm ba giai đoạn: đường phân oxi hóa pyruvic acid và chu trình krebs, chuỗi chuyển electron hô hấp. Khi phân giải hiếu khí, một phân tử glucose có thể thu được từ 30-32 ATP. 

- Phân giải kị khí diễn ra trong tế bào chất khi không có O2, gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men. Khi phân giải kị khí một phân tử glucose chỉ thu được 2 ATP. 

3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT 

+ Một số nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật gồm: hàm lượng nước, nhiệt độ, nồng độ O2 và CO2

+ Con người có thể vận dụng những hiểu biết về hô hấp để điều khiển hô hấp ở thực vật trong trồng trọt, bảo quản nông sản. 

4. ỨNG DỤNG CỦA HÔ HẤP Ở THỰC VẬT VÀO THỰC TIẾN 

1. Trong trồng trọt 

Biện pháp

Cơ sở khoa học

Trồng cây đúng mùa vụ

Mỗi loại cây trồng thích nghi với các điều kiện môi trường(ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,..) khác nhau. Trồng cây đúng mùa vụ đảm bảo các yếu tố môi trường thích hợp cho quá trình quang hợp, hô hấp của cây.

Cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng

Cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho quá trình quang hợp và quá trình hô hấp, đảm bảo cho các hoạt động sống của cây diễn ra bình thường.

Cày, xới đất

Làm cho đất tơi xốp đảm bảo đất luôn thoáng khí tạo điều kiện cho hô hấp ở rễ.

Xây dựng hệ thống cấp và thoát nước

Cung cấp nước cho quá trình hô hấp ở rễ, đồng thời tránh hiện tượng ngập úng.

2. Trong bảo quản hạt và nông sản. 

Biện pháp

Cơ sở khoa học

Đối tượng

Bảo quản lạnh

Giảm nhiệt độ môi trường bảo quản làm giảm hô hấp.

Các loại rau, củ, quả.

Bảo quản khô

Giảm độ ẩm môi trường bảo quản, giảm hàm lượng nước trong hạt và nông sản làm giảm hô hấp.

Các loại  hạt, ngũ cốc.

Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao

Tăng nồng độ CO2 trong môi trường bảo quản làm giảm hô hấp.

Các loại quả, hạt

Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 thấp

Giảm nồng độ O2 trong môi trường bảo quản làm giảm hô hấp.

Các loại hạt

Kết luận: Con người có thể dựa vào hiểu biết về các yếu tố môi trường để điều khiển quá trình hô hấp ở thực vật theo hướng có lợi trong trồng trọt và bảo quản nông sản.

5. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP 

- Hô hấp và quang hợp có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau. 

- Quang hợp cung cấp nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 6: Hô hấp ở thực vật, Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Chân trời bài 6: Hô hấp ở thực vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net