Theo em, cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương có gì khác với các bài thơ Đường luật đã được học?

Bài 7: Theo em, cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương có gì khác với các bài thơ Đường luật đã được học?

Câu trả lời:

Cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ của Hồ Xuân Hương có nhiều điểm khác với những bài thơ Đường luật mà các em đã được học, hoặc đã đọc. Nội dung bài thơ thể hiện sự bứt phá về phong cách của Hồ Xuân Hương khi diễn tả một cách rõ nét về tâm trạng, khát vọng của chủ thể trữ tình. Đây chính là điểm mới của đa số các bài thơ trung đại, thể hiện một cách rõ nét cái "tôi" của tác giả và gần như không thổ lộ nỗi đau khổ về tinh thân, đặc biệt trong quan hệ nam nữ và hôn nhân.

  • Ngôn ngữ được sử dụng rất sắc sảo, góc cạnh, mang tính bản sắc cá tính sáng tạo rất rõ nết, nhờ đó tâm trạng của chủ thể trữ tình càng được thể hiện rõ. Ngoài ra, cách gieo vần độc đáo của tác giả cũng thể hiện rõ nét cá tính của tác giả.
  • Nhiều động từ mạnh được đưa lên đầu thơ, từ ngữ chỉ mức độ đuộc sử dụng một cách sinh động như: dồn, xế, chưa trỏn, mảnh, tí con con, …
  • Nghệ thuật đối được nhà thơ vận dụng triệt để. Đối ở hai câu thực và hai câu luận: Ở hai câu thực, các hình ảnh đối rất lạ và táo bạo: đối “chén rượu” với “vầng trăng”, giữa trạng thái say lại tỉnh của con người với sự chuyển đổi của Mặt Trăng (thiên nhiên) - từ “khuyết” sang “chưa tròn” (không có sự viên mãn). Cả con người và vầng trăng đều cô đơn. Trong hai câu luận, đối rất rõ giữa động từ với động từ (xiên - đâm), giữa hỉnh ảnh gần trước mặt và xa cuối tầm nhìn, giữa hình ảnh thấp của những đám rêu và độ cao của núi tạo nên ân tượng mạnh mẽ, bứt phá. Việc dùng từ ngữ mạnh và tận dụng các về đối có các hình ảnh đối lập với từ chỉ mức độ triệt đề thể hiện tình cảm, khát vọng mãnh liệt của chủ thể trữ tình.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net