Tiếng hò có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?

ĐỌC VĂN BẢN 

Câu hỏi 1. Tiếng hò có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?

Câu hỏi 2. Các hình ảnh hiện lên ở đây có đặc điểm gì?

Câu hỏi 3. So với khổ thơ thứ nhất, khổ thơ này có điểm gì giống và khác?

Câu hỏi 4. Hãy tưởng tượng về hình ảnh "bàn tay... vãi giống tung trời".

Câu hỏi 5. Đối tượng được gọi là "hồn thân" ở đây gồm những ai?

Câu hỏi 6. "Tôi" ở khổ thơ này có sự phát triển như thế nào so với "tôi" ở khổ thơ trên?

Câu hỏi 7. Hình ảnh "cánh chim buồn nhớ gió mây" biểu đạt cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?.

Câu trả lời:

Câu hỏi 1. 

Tiếng hò gợi ra những âm thanh của cuộc sống. Tiếng hò là cảm hứng của toàn bài.

Câu hỏi 2. 

Cồn thơm, ruộng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp....

→ Tất cả đều đơn sơ, gần gũi, quen thuộc, thân thương, nhưng đều bị ngăn cách

Câu hỏi 3. 

Khổ thơ thứ nhất không mang nặng sắc thái biểu cảm như khổ thơ thứ hai này. Ở kkhổ thơ thứ hai từ "Ôi" xuất hiện ngay đầu câu thơ làm cho câu văn mang nặng nỗi nhớ khắc khoải.

Câu hỏi 4. 

Đó là những người dân cày quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Đó người nông dân với luống cày vất vả, gian nan, lưng còng theo năm tháng. Thế nhưng, ở họ, toát lên một vẻ đẹp sáng ngời của phẩm chất trong sáng, dù có ở trong bùn đen nhưng vẫn nức hương. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.

Câu hỏi 5. 

Hồn thân ở đây có thể là những người chiến sĩ chìm đắm trong nỗi nhớ nhung, trong dòng hồi ức miên man không dứt. 

Câu hỏi 6.

Từ “tôi” ở khổ thơ này khác với khổ thơ trên ở chỗ” 

- “Tôi” ở khổ thơ thứ 11 là tôi khi đã tìm ra chân lý của đời mình, tìm thấy lý tưởng của đời mình, đang phấn đấu, thực hiện nó. Đó là một cái tôi đầy vui vẻ, yêu đời, tràn ngập niềm tin vào cuộc sống ẩn sau hình ảnh “con chim cà lơi”.

- “Tôi” ở khổ thơ thứ 10 là cái tôi đang tìm kiếm lý tưởng của đời mình. Đứng trước nhiều lựa chọn, không biết đi đâu, về đâu, băn khoăn rồi lại chán nản. Đó là một cái tôi đang chìm trong đen tối, buồn tủi bởi chưa tìm ra được chân lý của đời mình. 

Câu hỏi 7.

Nỗi nhớ mênh mang được ví với hình ảnh so sánh: "như cánh chim buồn nhớ gió mây" đã thể hiện thần tình nỗi nhớ đồng, thực chất là nỗi nhớ quê hương, đồng bào, đồng chí, đồng thời là khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng đang chịu cảnh tù đày. Cánh chim đó, cánh chim của tự do,của tình yêu quê hương,cánh chim bay vút lên để đón nhận lí tưởng cao đẹp.

Xem thêm các môn học

Soạn bài ngữ văn 11 KNTT mới

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com