BÀI 1: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT- BIỆN PHÁP LẶP CẤU TRÚC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biện pháp lặp cú pháp là gì?
- Là lặp kết cấu cú pháp, nhưng thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ, lặp nhịp điệu trong câu hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
- Là lặp cấu tứ thơ và thường có sự phối hợp với các phép tu từ khác.
- Là lặp thanh vần của câu và thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
D.Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 2: Tác dụng của phép lặp cú pháp là gì?
- Vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu.
- Làm trọn vẹn hoặc nhấn mạnh ý nghĩa, gia tăng cảm xúc
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."
(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)
Câu 3: Xác định câu văn không sử dụng phép lặp cú pháp?
- Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa
- Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
- Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập
- Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
Câu 4: Xác định cấu trúc của cặp câu:
"Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập
Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."
- P (thành phần phụ tình thái) + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
- Danh từ + định tố
- Trạng ngữ chỉ thời gian + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
- C + V + Phụ ngữ chỉ đối tượng + Trạng ngữ
Câu 5: Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?
- Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.
- Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp.
- Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình.
- Phép lặp cú pháp và phép liệt kê.
Câu 6: Đoạn thơ sau có sử dụng phép tu từ cú pháp gì?
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”
- Phép lặp
- Liệt kê
- Chêm xen
- Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Trong tục ngữ, lặp cú pháp là cơ sở của:
- Phép đối
- Phép liên tưởng
- Phép nối
- Phép thế
Câu 8: Phép lặp cú pháp thường ít sử dụng nhất trong loại văn bản nào dưới đây?
- Nghệ thuật
- Chính luận
- Hành chính
- Báo chí
Câu 9: Phép lặp cú pháp thường kèm theo:
- Lặp từ ngữ
- Lặp phụ âm đầu
- Lặp vần
- Lặp thanh điệu
Câu 10: Phép lặp cú pháp là:
- Lặp lại từ ngữ trong câu
- Lặp lại hình thức ngữ âm
- Lặp lại cấu trúc ngữ pháp của câu
- Lặp lại chủ ngữ trong câu