BÀI 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU
VĂN BẢN 1: NGUYỄN DU – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
PHẦN TRẮC NGHIỆM
PHẦN 1: NHẬN BIẾT
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất về năm sinh – năm mất của Nguyễn Du?
- 1765 -1820
- 1766 – 1820
- 1767 – 1821
- 1766 -1821
Câu 2: Nguyễn Du có tên hiệu là:
- Ức Trai
- Tố Như
- Thanh Hiên
- Đan Như
Câu 3: Nguyễn Du quê ở đâu?
- Làng Tiên Du huyện Yên Bảng tỉnh Bắc Ninh
- Làng La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội
- Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
- Làng Yên Quán, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất về xuất thân của Nguyễn Du?
- Sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước, nghèo khổ
- Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm quan. Cha làm quan to trong triều, anh trai đỗ Tiến sĩ giữ chắc Bồi tụng ( tương đương tể tướng).
- Sinh ra trong gia đình nhà nông yêu nước
- Tất cả đáp án trên đều không đúng
Câu 5: Những biến cố lịch sự nào đã tác động đến cuộc đời và con người Nguyễn Du?
- Giai đoạn cuối nhà Lê, sụp đổ của triều đình vua Lê- chúa Trịnh.
- Thời kì bão táp của phong trào nông dân mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Lật đổ vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Triều đình Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn được Vua Gia Long thiết lập
- Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Điều gì đã tạo nên một Nguyễn Du thông thái, một tâm hồn nghệ sĩ phong phú?
- Cuộc đời từng trải, vốn trí thức văn hóa, văn học dân tộc
- Văn hóa Trung Quốc có được qua sách vở
- Hai đáp án A và B đều đúng
- Hai đáp án A và B đều sai
Câu 7: Sáng tác nào sau đây là của Nguyễn Du?
- Thanh Hiên thi tập
- Nam Trung thi tập
- Nam Trung tạp ngâm
- Tất cả các đáp án trên
Câu 8: Các sáng tác của Nguyễn Du gồm thể loại nào?
- Chữ Hán
- Chữ Nôm
- Chữ quốc ngữ
- Cả A và B đều đúng
Câu 9: Đối tượng mà Nguyễn Du hướng tới bao gồm có:
- Những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc
- Đó là những người nghèo khổ mà ông bắt gặp trên đường đi sứ
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 10: Thơ chữ Hán của Nguyễn Du được nhận xét:
- Như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc.
- Là bài ca về sự thương và tự thương
- Là nỗi niềm dằn vặt về nỗi đau mà bản thân từng trải qua
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
PHẦN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du?
- Thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người
- Là giá trị nhân đạo của kiệt tác văn chương
- Là tiếng lòng nhói đau của tác giả với những gì đã trải qua
- Cả A và B đều đúng
Câu 2: Bi kịch mà Thúy Kiểu phải gánh chịu là gì?
- Bi kịch tình yêu
- Bi kịch nhân phẩm
- Bi kịch gia đình
- Cả A và B đều đúng
Câu 3: Nhận định của Mộng Liên Đường chủ nhân về Truyện Kiều là:
- Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột
- “Đồng tiền lăn tròn trên lưng con người. Đồng tiền làm cho trái hoá phải, đen hoá trắng và người đàn bà goá phụ trở thành cô dâu mới”.
- “Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa ủy mị, vừa đốn tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, ủy mị, đốn tỏa, giải thư, mới có cái văn tả hệt ra như vậy”
- “Truyện Kiều là một tiếng khóc vĩ đại… Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm xúc, đã tổng kết hàng vạn vạn đau khổ của người đời dưới chế độ phong kiến suy đồi”
Câu 4: Nguồn gốc của Truyện Kiều là:
- Từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân
- Truyện Lục Vân Tiên
- Sở kính tân trang
- Truyện Tống Trân – Cúc Hoa
Câu 5: Ý nào sau đây có trình tự đúng diễn biến của các sự kiện trong “Truyện Kiều” là:
- Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ
- Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ
- Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước
- Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc
Câu 6: Câu nào sau đây không đúng khi nói về nghệ thuật của Truyện Kiều?
- Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.
- Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
- Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
- Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.
PHẦN 3: VẬN DỤNG
Câu 1: Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là
- Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị.
- Tác phẩm cũng thể hiện rõ số phận của những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
- Tố cáo lễ giáo phong kiến khắc nghiệt đã đẩy người phụ nữ vào cảnh oan trái, tàn khốc.
- Cả A và B
Câu 2: Dòng nào nói đúng điểm tương đồng giữa Nguyễn Du với nhân vật Thuý Kiều của ông ?
- Cùng là người tài hoa, bạc mệnh.
- Cùng có quãng đời lưu lạc, chìm nổi.
- Cùng khốn khổ vì bọn buôn người.
- Cùng đau khổ trong chuyện tình cảm
Câu 3: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đưa :
- Thể thơ lục bát và ngôn ngữ văn học đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
- Nghệ thuật dẫn truyện đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
- Truyện thơ đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
Câu 4: Ý nghĩa xã hội sâu sắc trong thơ văn của Nguyễn Du là gì?
- Gắn chặt tình đời và tình người
- Tình yêu cuộc sống
- Tình yêu con người
- Đề cao cảm xúc
PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là:
- Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch con người.
- Là lời tố cáo những thế lực xấu xa, sống vì đồng tiền và trở thành bất nhân.
- Đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người.
- Tất cả các ý trên.