Viết các tích sau dưới dạng luỹ thừa rồi chỉ ra cơ số và số mũ của luỹ thừa đó...

I. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên

HĐ 1. Viết các tích sau dưới dạng luỹ thừa rồi chỉ ra cơ số và số mũ của luỹ thừa đó

a. 2.2.2.2

b. 5.5.5

HĐ 2. Thực hiện phép tính

a. (-2). (-2).(-2)

b. (-0,5).(-0,5)

c. $\frac{1}{2}$. $\frac{1}{2}$. $\frac{1}{2}$. $\frac{1}{2}$

HĐ 3. Hãy viết các biểu thức trong HĐ2 dưới dạng luỹ thừa tương tự như luỹ thừa của số tự nhiên

Luyện tập 1. Tính:

a. $\left ( \frac{-4}{5} \right ) ^{4}$

b. $\left ( 0,7 \right ) ^{3}$

Luyện tập 2. Tính:

a. $\left ( \frac{2}{3} \right ) ^{10}$.$3^{10}$

b. $(-125)^{3}$ : $25^{3}$

c. $(0,08)^{3}$ . $10^{6}$

Vận dụng : Viết công thức tính thể tích hình lập phương cạnh là a dưới dạng luỹ thừa. Từ đó viết biểu thức luỹ thừa để tính toàn bộ lượng nước trên Trái Đất trong bài toán mở đầu( đơn vị kilomet khối )

Bài toán mở đầu : trái đất ngôi nhà chung của chúng ta có khoảng 71% bề mặt được bao phủ bởi nước. Nếu gom hết toàn bộ lượng nước trên Trái Đất để đổ vào một bể chứa hình lập phương thì kích thước cạnh của bể phải lên tới 1 111,34km

Câu trả lời:

HĐ 1.

a. 2.2.2.2 = $2^{4}$

b. 5.5.5 = $5^{3}$

HĐ 2.

a. (-2). (-2).(-2) = -8

b. (-0,5).(-0,5) = 0,25

c. $\frac{1}{2}$. $\frac{1}{2}$. $\frac{1}{2}$. $\frac{1}{2}$ = $\frac{1}{16}$

HĐ 3.

a. (-2). (-2).(-2) = $(-2) ^{3}$

b. (-0,5).(-0,5) = $(-0,5) ^{2}$

c. $\frac{1}{2}$. $\frac{1}{2}$. $\frac{1}{2}$. $\frac{1}{2}$ = $\left ( \frac{1}{2} \right )^{4}$

Luyện tập 1. Tính:

a. $\left ( \frac{-4}{5} \right ) ^{4}$= $\frac{-4}{5}$. $\frac{-4}{5}$. $\frac{-4}{5}$. $\frac{-4}{5}$= $\frac{256}{625}$

b. $\left ( 0,7 \right ) ^{3}$= 0,7.0,7.0,7= 0,343

Luyện tập 2. Tính:

a. $\left ( \frac{2}{3} \right ) ^{10}$.$3^{10}$= $\frac{2^{10}}{3^{10}}$. $3^{10}$ = $2^{10}$

b. $(-125)^{3}$ : $25^{3}$= $(-125 : 25)^{3}$=$(-5)^{3}$=-125

c. $(0,08)^{3}$ . $10^{6}$= $(0,08)^{3}$. $(10^{2})^{3}$= $(0,08)^{3}$. $(100)^{3}$= $(0,08.100 )^{3}$= $8^{3}$= 512

Vận dụng : Thể tích hình lập phương cạnh là a dưới dạng luỹ thừa : V= $a^{3}$

Biểu thức luỹ thừa để tính toàn bộ lượng nước trên Trái Đất trong bài toán mở đầu là : V=$1 111,34^{3}$

Xem thêm các môn học

Giải toán 7 tập 1 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com