Câu 6. Vì thước ở hình a độ chia nhỏ nhất là cm, không có mm nên số liệu đo được khống được chính xác tuyệt đối. Trong khi đó nếu dùng thước b thì sẽ chính xác hơn
a) ĐCNN của thước là 1 cm. Sai số dụng cụ là 0,5 cm.
b) ĐCNN của thước là 0,1 cm. Sai số dụng cụ là 0,05 cm.
(Sai số dụng cụ bằng 1/2 độ chia nhỏ nhất )
Câu 7. Đề xuất :
- Dụng cụ đo nên được chia thành những độ chia nhỏ nhất nếu được.
- Phải dùng dụng cụ đo phù hợp với vật được đo
- Thực hiện phép đo đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Hiệu chỉnh dụng cụ trước khi thực hiện
Luyện tập 1. Nên dùng thước b vì khi dụng cụ đo có ĐCNN càng nhỏ thì độ chính xác của kết quả đo càng cao.
Vận dụng
- Sai số hệ thống : Do kết cấu của cái cân, độ chia nhỏ nhất trên cân
- Sai số dụng cụ : Do góc nhìn của bạn mà nhìn không chính xác số đo ghi trên cân. sai số do đặt lệch đĩa cân
- Khắc phục : khi đọc số đo phải chắc chắn là nhìn trực diện với cân và nên cân bằng cân có độ chia càng nhỏ thì sai số càng ít. Đặt đĩa cân thăng bằng
Luyện tập 2. Chọn B
Từ $51\pm 1cm, \overline{a} = 51cm; \Delta a= 1cm $
Từ $49\pm 1cm, \overline{a} = cm; \Delta a= 1cm $
Giờ ta đi xét từng trường hợp :
a. (a+b) có sai số $\frac{\Delta F}{\overline{F}} = \frac{\Delta a+\Delta b}{\overline{a}+\overline{b}}$= $\frac{1+1}{51+49}$ = 0,02 (cm)
b. (a-b) có sai số $\frac{\Delta F}{\overline{F}} = \frac{\Delta a+\Delta b}{\overline{a}-\overline{b}}$= $\frac{1+1}{51-49}$ = 1cm
c. (a.b) có sai số : $\frac{\Delta F}{\overline{F}} =\frac{\Delta a}{\overline{a}}$ = $\frac{1}{51} + \frac{1}{49 }$ = 0,04 cm
d. a:b có sai số giống a.b nên có sai số là 0,04
So sánh kết quả ta chọn
Vận dụng 2.
Lần đo | m(kg) | $\Delta m$ (kg) |
1 | 4,2 | 0,1 |
2 | 4,4 | 0,1 |
3 | 4,4 | 0,1 |
4 | 4,2 | 0,1 |
Trung bình | $\overline{m}$= 4,3 | $\overline{\Delta m}$= 0,1 |
- Sai số tuyệt đối trung bình của 4 lần đo là : (0,1+0,1 +0,1+0,1 ) : 4= 0,1=>Sai số tuyệt đối của phép đo là : 0,1+0,1 = 0,2
- Sai số tương đối của phép đo là : ($\frac{0,2}{4,3}$ ) x 100% = 4,65%
- Kết quả phép đo là : $\overline{m}\pm \Delta m$ = 4,3$\pm $0,2