c. Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch Nghệ An để:
- Gỡ thế bao vây của quân giặc.
- Đánh chiếm Nghệ An làm căn cứ → Mở rộng giải phóng Tây Đô và Đông Quan.
Kết quả: cuối năm 1424, nghĩa quân giải phóng Nghệ An → Giải phóng vùng từ Thanh Hoá đến Đèo Hải Vân.
=> Thẳng lợi làm thay đổi căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho nghĩa quân.
d1. Những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426-1427:
- Tiến quân ra Bắc: 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định tiến quân ra Bắc.
- Nghĩa quân liên tiếp thắng trận, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động:
- 10/1426: Vương Thông đến chi viện, mở cuộc tấn công vào quân chủ lực của nghĩa quân.
- 7/11/1426: quân ta mai phục, chặn đánh địch ở Tốt Động-Chúc Động → Quân Minh thất bại, nghĩa quân giải phóng đất đai và siết chặt vây hãm thành Đông Quan.
- Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang:
- 10/1427: Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy 15 vạn viện binh tiến vào nước ta.
- Nghĩa quân phục kích tại ải Chi Lăng, giết Liễu Thăng tại trận và liên tiếp giành thắng lợi tại Cần Trạm, Phổ Cát, Xương Giang.
- Lê Lợi sai người mang ấn tín và thu báo tin Liễu Thăng tử trận cho Mộc Thạnh → Quân giặc khiếp sợ, vội vàng rút về nước.
- Hội thế Đông Quan:
- Nghĩa quân siết chặt các vòng vây, dụ hàng Vương Thông và các tướng lĩnh.
- 10/12/1427: Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu, tham gia Hội thề Đông Quan, chấm dứt chiến tranh.
- 1/1428: Quân Minh rút về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
d2. Việc dụ hàng quân Minh và tổ chức Hội thề Đông Quan cho thấy sự tài tình, sáng suốt trong kế sách đánh giặc của Lê Lợi và Nguyễn Trãi:
- Chú trọng “đánh ѵào lòng người”, triệt để tiến công ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự để làm suy sụp ý chí, tinh thần và tư tưởng quân địch.
- Lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa của nhà Minh, đồng thời thể hiện sự mong muốn nối lại mối quan hệ hoà hảo với đế chế phương Bắc.
- Thể hiện ý chí, sức mạnh và truyền thống nhân đạo của đất nước ta.